Thị trường
02/05/2018 10:11

Hàng Việt trước nguy cơ “Thái hóa”

Với việc sở hữu gần 51% vốn cổ phần Nhựa Bình Minh, Tập đoàn Siam Cement Group (SCG) của Thái Lan chính thức trở thành ông chủ mới của doanh nghiệp (DN) nhựa hàng đầu tại Việt Nam. Sau Sabeco, sự kiện này một lần nữa cho thấy sự hiện diện ngày càng lớn của các DN đến từ đất nước chùa tháp.

Vài năm trở lại đây, hàng loạt thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực bán lẻ và hàng tiêu dùng được các DN đến từ Thái Lan đẩy mạnh. Những cái tên nổi tiếng tại thị trường Việt Nam gần đây như Central Group của gia tộc tỷ phú Chirathivat, TCC Holdings của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi… đã và đang thâu tóm nhiều DN lớn tại Việt Nam.

Hàng Việt trước nguy cơ “Thái hóa” - Ảnh 1.

Hàng Thái đã tràn ngập siêu thị Big C.

Những vụ thâu tóm tỷ đô

Trong đó, TCC đang sở hữu nhiều khoản đầu tư ở Việt Nam, với giá trị hàng tỷ USD từ bán lẻ, đồ uống cho tới bất động sản... Mới đây, thông qua công ty TNHH Vietnam Beverage, ThaiBev (thuộc sở hữu của TCC Holdings), tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi đã chi 110.000 tỷ đồng (xấp xỉ 4,8 tỷ USD) mua cổ phần bia Sài Gòn, trở thành ông chủ mới của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) với 53,56% vốn điều lệ. Đây là thương vụ M&A lớn nhất về mặt giá trị không chỉ với Việt Nam mà còn trên quy mô toàn châu Á trong năm qua.

Ngoài ra, thông qua F&N Bev Manufacturing và F&N Dairy Investments (2 đơn vị thuộc Tập đoàn F&N của Singapore nhưng đã bị TCC Holdings mua lại), người Thái còn nắm 19,06% vốn Vinamilk (DN có vốn hóa lớn nhất thị trường Việt Nam). Số cổ phần do F&N nắm giữ tại Vinamilk hiện có giá thị trường tới hơn 56.000 tỷ đồng. F&N vẫn đang không ngừng đăng ký mua thêm cổ phiếu Vinamilk để nâng sở hữu. DN này trước đó vung tay hơn 879 triệu USD (thời điểm 1995) để thâu tóm hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam từ Tập đoàn Metro (Đức) và đổi tên thành MM Mega Market.

Giữa năm 2016, Central Group thuộc sở hữu của gia tộc tỷ phú Chirathivat đã mua lại toàn bộ hệ thống 33 siêu thị, trung tâm thương mại BigC Việt Nam với giá 1,14 tỷ USD. Ngoài ra, Central Group mua 49% cổ phần của hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim, 49% cổ phần của Lan Chi Mart và cùng Nguyễn Kim mua 100% cổ phần của mạng thương mại điện tử Zalora.

Cũng trong năm 2016, Singha Group - tập đoàn sản xuất bia của Thái cũng đã chi 1,1 tỷ USD để trở thành đối tác chiến lược của Masan, thông qua việc nắm giữ 25% cổ phần của Masan Consumer Holding và 33,3% cổ phần Masan Brewery.

Tập đoàn Siam Cement Group (SCG) hiện có 23 công ty kinh doanh tại Việt Nam với tổng giá trị tài sản trên 32.000 tỷ đồng và hơn 8.300 nhân viên. Những năm qua, SCG không ngừng rót vốn đầu tư trực tiếp vào các dự án và thâu tóm nhiều DN hàng đầu trong nhiều lĩnh vực thông qua con đường M&A. Năm 2017, SCG mua 100% vốn công ty Vật liệu xây dựng Việt Nam (VCM) và mới đây đã tuyên bố hoàn tất việc thâu tóm nhựa Bình Minh.

Bên cạnh đó, hàng loạt DN Việt khác đã bị người Thái mua lại toàn bộ hoặc thâu tóm một phần như xi măng Holcim, giấy Cellox, công ty sản xuất đậu phụ Ichiban…

Hàng Việt “rớt” khỏi kệ

Sau khi DN Việt về tay đại gia Thái, hàng Việt cũng lần lượt được “tiễn” khỏi quầy kệ siêu thị. Cụ thể, khi Central Group mua lại chuỗi siêu thị Big C, 22 cửa hàng của công ty cổ phần đầu tư Thế giới Di động đã bị yêu cầu rời khỏi hệ thống này.

Ông Trương Phú Chiến, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bibica kể, năm 2014 công ty ông phải trả chi phí thuê quầy kệ cho một siêu thị là 1,2 tỷ đồng. Đến năm 2015, công ty được thông báo mức phí này tăng lên 2,2 tỷ đồng mà không nêu bất kỳ lý do nào. Quá ngưỡng chịu đựng, Bibica đành phải rút lui.

Sau khi mua lại hệ thống đại siêu thị Metro, tập đoàn TCC cũng đã tăng chiết khấu với hàng Việt. Công ty TNHH Minh Long 1 từng tuyên bố rút toàn bộ hàng ra khỏi hệ thống Metro cũng vì bị tăng chiết khấu, mặc dù tổng doanh thu từ hệ thống này trong một năm lên đến hơn 30 tỷ đồng.

Lo ngại trước nguy cơ hàng Việt bị đẩy ra khỏi hệ thống bán lẻ, ông Phạm Trọng Nhân, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương đã từng lên tiếng trên nghị trường: “Sau khi thâu tóm, phương thức và quy trình mua của các nhà phân phối nước ngoài hoàn toàn thay đổi. Các chương trình xúc tiến chỉ dành cho hàng chính quốc. Hàng Việt Nam từng bước bị từ chối và vô hiệu hóa bằng hàng rào kỹ thuật, tăng chiết khấu, chiếm dụng vốn nhà cung cấp, o ép phí mở hàng, phí hỗ trợ chương trình khuyến mại, bảo hành…”.

Ông Trần Việt Anh, Phó chủ tịch Hội Cao su - Nhựa TPHCM cho biết ở lĩnh vực nhựa, nhiều DN Thái chủ yếu nhắm vào DN lớn, chiếm thị phần đáng kể trong ngành. “DN Thái đưa ra giá mua rất hời, có khi giá bằng lợi nhuận trong 10 - 20 năm sau của DN nên đã kích thích chủ DN đồng ý bán công ty” - ông nói. Bên cạnh đó, nhiều DN không tự tin về sự cạnh tranh của mình và lo sợ cạnh tranh ngày càng khó khăn nên có người mua giá cao thì bán ngay. Thông thường, một DN ngành nhựa mất 20 năm để xây dựng và trưởng thành thì thông qua việc mua bán sáp nhập, DN Thái đã rút ngắn thời gian đó từ 6 tháng đến 1 năm và họ có ngay chỗ đứng vững mạnh tại thị trường VN.

Chuyên gia kinh tế Đoàn Đình Hùng cảnh báo, phải dè chừng các nhà đầu tư ngoại trong những thương vụ thâu tóm bởi chiến lược sâu xa của họ là chiếm lĩnh những thương hiệu mang tầm cỡ quốc gia rồi tiến đến chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Còn ở khía cạnh trị trường, đại gia Thái đang muốn “thâu tóm” toàn bộ thị trường bán lẻ của Việt Nam thông qua các thương vụ với Big C, Metro Cash... “Ví dụ nếu họ mở siêu thị Thái ở Việt Nam. Họ chỉ nhập hàng Big C, Metro thôi thì các thương hiệu nhỏ lẻ của ta đã chết yểu. Kế đến, họ chỉ nhập sữa Vinamilk mà không nhập các hãng khác thì chúng ta cũng không làm gì được họ” – ông Hùng phân tích.

Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, hàng Việt có bị lấn lướt, bị loại khỏi hệ thống bán lẻ hay không phụ thuộc phần lớn vào tính cạnh tranh của hàng Việt, yếu tố thay đổi chủ mới của hệ thống bán lẻ không mang tính quyết định. Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ DN cho rằng: “Giải pháp quan trọng nhất để cạnh tranh với hàng ngoại nói chung, là DN nội phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức hiệu quả các chuỗi khép kín từ sản xuất đến phân phối”.

Đủ kiểu "đuổi" hàng Việt

Ông P. - chủ một DN kinh doanh mỹ phẩm cho biết, ông đã ngậm ngùi rút hàng khỏi hệ thống siêu thị sau khi nó về tay đại gia Thái. Ông P. liệt kê gần 15 loại phí mà siêu thị này quy định để đưa hàng vào, như chi phí cho dùng thử sản phẩm, phí hỗ trợ sinh nhật siêu thị, phí hỗ trợ khai trương siêu thị mới... DN muốn vào hệ thống, xuất phát điểm chiết khấu cho siêu thị 5%, mỗi năm tăng thêm 1% và hiện có DN phải chịu mức chiết khấu đến 30%. Khi siêu thị thực hiện các chương trình khuyến mãi hoặc mở điểm bán mới, nhà cung cấp phải hỗ trợ phí khuyến mãi, bằng cách giảm giá bán 15-30% với thời gian 10-30 ngày và mỗi năm 1-3 lần. Chưa hết, muốn mở mã hàng, ngoài khoản phí theo quy định của hệ thống siêu thị, DN phải "lót tay" từ 10-20 triệu đồng/mã hàng cho riêng nhân viên bộ phận này.

Theo Uyên Phương (Tiền Phong)

Viết bình luận

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

Sản xuất - Kinh doanh 21:05

Ngày 26-4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 893.475.226 cổ phần, tương đương tỉ lệ 86,39% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

Điểm đến hấp dẫn 18:01

Du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá núi rừng chắc hẳn không còn xa lạ với những tín đồ “cuồng chân” và đang trở thành xu hướng của giới trẻ để tìm về không gian yên bình.

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Ngân hàng 17:30

Chiến lược tập trung hướng đến khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh từ lâu đã định vị TPBank ở nhóm hàng đầu trong kiến tạo xu hướng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Ngân hàng 17:29

Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30-4 và 1-5 dành cho khách hàng.

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Hoạt động cộng đồng 16:08

Ngày 26-4, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã đến huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) để hỗ trợ 40.000m3 nước, trao tặng 5.000 túi chứa nước loại 5 lít và hỗ trợ xe bồn vận chuyển nước sạch nhằm giúp người dân vượt qua hạn, mặn đang diễn ra gay gắt.

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

Ngân hàng 16:08

Kết thúc quý I-2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

Thị trường 15:05

Ngày 26-4-2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.