VnMoney
09/03/2020 10:58

Thế giới đang thanh toán thế nào giữa mùa dịch Covid-19?

Sự lây lan liên tục của virus Covid-19 đang buộc các tổ chức tài chính trên toàn thế giới phải thận trọng lưu tâm về một bề mặt đặc biệt có thể chứa mầm bệnh mà hầu hết người tiêu dùng đều tiếp xúc hằng ngày: tiền mặt.

Theo Reuters, hôm 6-3, Ngân hàng Trung ương của Hàn Quốc cho biết họ đã thu hồi toàn bộ tiền giấy ra khỏi lưu thông trong khoảng hai tuần vừa qua và tiêu hủy một phần để hạn chế sự lây lan của virus. Việc làm này bắt nguồn từ động thái tương tự của Trung Quốc trước đó xung quanh việc làm sạch kỹ càng tiền mặt bằng tia cực tím và nhiệt độ cao, và trong một số trường hợp có thể tiến hành tiêu hủy. Tiền mặt chủ yếu được thu hồi từ các khu vực có nguy cơ mầm bệnh cao, chẳng hạn như bệnh viện, các khu chợ đông người hay các tuyến xe buýt công cộng.

Một phát ngôn viên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết bắt đầu từ ngày 21-2, chi nhánh của Fed ở các địa phương đã tiến hành cách ly những tờ tiền USD họ nhận lại từ châu Á trong vòng từ 7 - 10 ngày trước khi trước khi được tái luân chuyển trong hệ thống tài chính. Tuy nhiên, Fed hiện chưa có yêu cầu khử trùng bằng tia cực tím hoặc tiêu hủy tiền giấy như cách mà Trung Quốc và Hàn Quốc đã làm.

Thế giới đang thanh toán thế nào giữa mùa dịch Covid-19? - Ảnh 1.

Nhiều quốc gia thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Trong khi đó, bảo tàng Louvre ở Paris trong tuần này đã cấm sử dụng tiền mặt trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát mạnh ở Châu Âu. Bảo tàng này chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng - một phần trong nỗ lực làm cho nhân viên cảm thấy thoải mái và yên tâm hơn khi trở lại làm việc.

Nhưng nỗ lực của Louvre trong việc hạn chế trao đổi tiền mặt có thể xung đột với lập trường của Ngân hàng Pháp về việc yêu cầu các doanh nghiệp chấp nhận tiền mặt. Đồng thời, nhiều thành phố ở Mỹ - bao gồm New York, San Francisco và tiểu bang New Jersey cũng đã thông qua luật yêu cầu chấp nhận tiền mặt, vì hàng triệu người Mỹ không có tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng. Tiền mặt vẫn là hình thức thanh toán được sử dụng thường xuyên nhất ở Mỹ, chiếm khoảng 30% tổng số giao dịch, theo Cục dự trữ Liên bang.

"Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta truyền vi sinh vật qua tiền mặt", Paul Matewele, giảng viên cao cấp về vi sinh vật tại Đại học London Metropolitan, trả lời CNN Business. "Nghiên cứu cho thấy, rất nhiều điều chúng ta chưa từng nghĩ tới đang hiện hữu."

Theo một nghiên cứu năm 2017 được thực hiện tại thành phố New York, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các vi sinh vật sống trên bề mặt của những tờ tiền, trong đó có cả virus giống như cúm. Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến cáo nên rửa tay sau khi sử dụng tiền mặt, đặc biệt là trước khi ăn. Và thẻ tín dụng cũng không thực sự sạch sẽ hơn. Vi sinh vật có thể truyền sang thẻ tín dụng theo cách tương tự và từ các máy POS được sử dụng bởi rất nhiều người.

Mối lo ngại về tiền mặt xuất hiện khi số người nhiễm virus Covid-19 trên toàn cầu đã vượt qua mốc 100.000 người, trong đó chủ yếu là ở Trung Quốc. Theo Aaron Press của công ty nghiên cứu IDC, diễn biến phức tạp của dịch bệnh có thể thúc đẩy việc sử dụng thanh toán di động, một ứng dụng công nghệ thanh toán đã tồn tại khá lâu ở Mỹ nhưng ra đời muộn hơn so với tiền mặt.

Các tùy chọn thanh toán di động và không tiếp xúc của Apple Pay, Samsung Pay và Google Pay - nơi người tiêu dùng có thể sử dụng điện thoại thông minh hoặc đồng hồ thông minh để thanh toán tại cửa hàng, hoặc thẻ tín dụng có gắn chip NFC cho phép người mua thực hiện thanh toán "không tiếp xúc". Đặc biệt là khi không yêu cầu phải có chữ ký như một phần của quy trình thanh toán, người dùng sẽ không phải chạm vào thiết bị từ đầu đến cuối.

"Các doanh nghiệp có thể hạn chế những tiếp xúc đó bằng cách không yêu cầu chữ ký khi thanh toán. Trong các giao dịch mua hàng có giá trị thấp, như cà phê hay sandwich, một chữ ký không đem lại thêm sự bảo vệ gian lận thực sự. Trong nhiều trường hợp, bạn đang ký cho những thứ bạn thực sự không cần phải ký," ông Aaron Press nói.

Một số doanh nghiệp đã bắt đầu thực hiện những thay đổi để giảm tiếp xúc với các bề mặt nghi ngờ chứa virus. Starbucks hiện đã tạm thời hoãn việc sử dụng cốc cá nhân tại các cửa hàng ở Bắc Mỹ, Instacart thì tiến hành giao hàng tận nhà mà không cần đến sự tiếp xúc giữa người với người. Theo Bloomberg, Citigroup mới đây cũng cho phép một số khách hàng tổ chức của họ ở tại nhà và thực hiện giao dịch thực hiện giao dịch giao ngay bằng hơn 100 loại tiền tệ trên điện thoại thông qua nền tảng Velocity. Dữ liệu lịch sử của Citigroup cho thấy các giao dịch sử dụng ứng dụng đã tăng gần gấp 4 lần trong tuần kết thúc vào ngày 3/3, so với sáu tuần trước đó.

Đáng chú ý, trước cả khi bùng phát virus, Trung Quốc đã hướng tới việc trở thành một quốc gia "không tiền mặt". Theo eMarketer, gần 50% dân số Trung Quốc đã sử dụng thanh toán trực tuyến để mua hàng trong quý II năm 2019. Phil Sealy, giám đốc nghiên cứu bảo mật kỹ thuật số tại ABI Research cho biết các nền tảng thanh toán mã QR, bao gồm WeChat và AliPay, cũng đã chứng minh rằng các nhà cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến và gián tiếp đang mở rộng sang các thị trường khác, bao gồm vận chuyển khối lượng lớn.

Một quan chức tại Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết hồi tháng trước rằng Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi khối lượng thanh toán trực tuyến để tránh việc tiếp xúc không cần thiết giữa người với người. Mặc dù người mua sắm có thể thấy thoải mái hơn khi áp dụng các giải pháp không tiếp xúc và trực tuyến nhưng đồng thời cũng phải thường xuyên giữ điện thoại sạch sẽ.

Thật khó để nhận biết vi khuẩn ở trên tay khi xử lý tiền mặt và thẻ. Do đó, khi mọi người chuyển sang giao dịch điện tử, rủi ro sẽ giảm. Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại của mình cho thanh toán di động điện tử sau khi chạm vào một số bề mặt vẫn cần phải cẩn thận để tránh lây lan virus. Ngoài việc rửa tay sau khi chạm vào tiền, các hình thức bảo vệ khác cũng cần được chú ý bao gồm sử dụng khăn lau kháng khuẩn để làm sạch điện thoại và thẻ tín dụng hay mang theo bút của chính bạn để ký biên lai.

Theo Thái Bích Phương (Nhịp Sống Việt/Báo Tổ Quốc)

Viết bình luận

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

Sản xuất - Kinh doanh 21:05

Ngày 26-4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 893.475.226 cổ phần, tương đương tỉ lệ 86,39% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

Điểm đến hấp dẫn 18:01

Du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá núi rừng chắc hẳn không còn xa lạ với những tín đồ “cuồng chân” và đang trở thành xu hướng của giới trẻ để tìm về không gian yên bình.

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Ngân hàng 17:30

Chiến lược tập trung hướng đến khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh từ lâu đã định vị TPBank ở nhóm hàng đầu trong kiến tạo xu hướng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Ngân hàng 17:29

Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30-4 và 1-5 dành cho khách hàng.

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Hoạt động cộng đồng 16:08

Ngày 26-4, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã đến huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) để hỗ trợ 40.000m3 nước, trao tặng 5.000 túi chứa nước loại 5 lít và hỗ trợ xe bồn vận chuyển nước sạch nhằm giúp người dân vượt qua hạn, mặn đang diễn ra gay gắt.

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

Ngân hàng 16:08

Kết thúc quý I-2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

Thị trường 15:05

Ngày 26-4-2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.