xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giảng viên “mổ xẻ” ĐH Văn Hiến

Bài và ảnh: Gia Thùy

Có những trưởng khoa, phó khoa, thậm chí hiệu phó chuyên môn mới chỉ đạt trình độ cử nhân

Sáng 28-5, Trường ĐH Dân lập Văn Hiến tổ chức hội nghị cán bộ toàn trường nhằm giải tỏa băn khoăn của cán bộ, giảng viên về kết luận của thanh tra Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, sau gần 4 giờ họp kín, khúc mắc của một số cán bộ, lãnh đạo các khoa đã không được giải đáp, khiến một số cán bộ, lãnh đạo các khoa rất bức xúc.


Cử nhân làm lãnh đạo khoa


Vì thế, sau cuộc họp, một số cán bộ, giảng viên đã chia sẻ bức xúc với phóng viên Báo NLĐ. “Dù có thể ảnh hưởng đến “nồi cơm” của nhiều cán bộ, giảng viên, tuy nhiên chúng tôi không thể im lặng trước những bê bối của trường nhiều năm qua”- thạc sĩ Lê Cảnh Trung, Phó trưởng Khoa Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), bức xúc nói.

Thạc sĩ Lê Cảnh Trung cho biết hiếm có trường ĐH, CĐ nào mà có những trưởng khoa, phó khoa trình độ cử nhân, thậm chí hiệu phó chuyên môn cũng mới chỉ có trình độ cử nhân. Bên cạnh đó, hầu hết thành viên trong HĐQT đều 70 tuổi trở lên, không có thanh niên và giảng viên trẻ.

img
Thạc sĩ Lê Cảnh Trung  nêu thắc mắc tại buổi gặp gỡ giữa hiệu trưởng và sinh viên của Trường Dân lập Văn Hiến ngày 26-5


Việc bố trí nhân sự cũng rất bất hợp lý. Một thành viên trong ban thanh tra nhân dân cho biết ông đã kiến nghị lên lãnh đạo trường về việc một số cán bộ, công nhân viên biên chế ở các cơ quan Nhà nước nhưng trường vẫn sử dụng, thậm chí bố trí làm trưởng phó phòng, khoa và hưởng lương hai nơi nhưng không chịu làm việc, gây lãng phí lớn.

Chính ông đã vài lần gặp lãnh đạo để kiến nghị nhưng đã bị lờ đi. Thạc sĩ Lê Cảnh Trung cũng cho biết thêm ít có nơi nào mà hệ TCCN lại biến thành khoa. Theo đó, từ khi chuyển đổi đã phát sinh nhân sự không hợp lý. Nhà trường đã đưa một người trình độ tiến sĩ địa lý về làm lãnh đạo khoa TCCN. Đúng ra, cần phải đưa người có trình độ chuyên môn về TCCN để lãnh đạo khoa.


Thuê thiết bị để thực tập


Không chỉ hạn chế về nguồn lực giảng viên, trang thiết bị phục vụ học tập của sinh viên cũng hết sức nghèo nàn. Thạc sĩ Lê Cảnh Trung cho biết nhiều năm trước, học sinh khoa TCCN phải học “chay”, nghĩa là không có phòng thí nghiệm, không có phòng máy tính.

Thầy phải dẫn học sinh đến các trường khác để thuê máy. Cuối năm 2008, trường mới trang bị cho khoa một phòng máy tính với khoảng 40 máy, trong khi có đến 1.000 học sinh. Năm 2008, khoa này cũng mới có thư viện với đầu sách vẫn còn khiêm tốn. Riêng phòng thí nghiệm hiện vẫn chưa có.


PGS-TS Nguyễn Kim Sách, Trưởng Khoa Điện tử – Viễn thông, cho biết phòng thí nghiệm, điều kiện thực hành rất cần thiết nhưng nhiều năm trước đây cũng trong tình trạng đi thuê. Mới đây, khoa được trang bị 2 phòng thí nghiệm mạch điện – điện tử, đo lường nhưng thiết bị vẫn còn thiếu.

Khi đề nghị mua thiết bị thí nghiệm vi xử lý phục vụ học tập cho sinh viên, nhà trường nói không có tiền. “Không được thực hành ở phòng thí nghiệm đầy đủ thiết bị là thiệt thòi rất lớn của sinh viên”- PGS-TS Nguyễn Kim Sách nói.


Điều kiện thực tập của sinh viên các khoa khác cũng rất hạn chế, bằng chứng là đơn xin ý kiến của tập thể sinh viên Khoa Du lịch 08 phản ánh về việc trong chuyến tham quan thực tế 2 ngày tại Phan Thiết (ngày 13 và 14-4). Lúc đầu, sinh viên nhận được thông báo đóng tiền 420.000 đồng/người, được ở khách sạn, thế nhưng sau đó sinh viên phải ở lều và chỉ được trả lại 20.000 đồng.

Có những địa điểm tham quan miễn phí nhưng tổ thực tập lại đưa ra giá khống. Đơn kiến nghị của sinh viên có đoạn: “Khi được thông báo tham quan thực tập, giảng viên thông báo nếu không thực tập sẽ không được tốt nghiệp. Khá nhiều sinh viên bức xúc nhưng các bạn không dám đấu tranh giành quyền lợi vì sợ bị giảng viên trù dập”. Dù đơn xin kiến nghị này trường nhận được ngày 16-4, nhưng đến nay sinh viên Khoa Du lịch 08 vẫn chưa được trả lời thỏa đáng.


PGS-TS Nguyễn Kim Sách còn cho biết trong thời gian đoàn thanh tra vào làm việc thì hiệu phó và chủ tịch HĐQT lại đi nghỉ mát ở Vũng Tàu. Do vậy, nhiều vấn đề của trường, lãnh đạo chủ chốt đã không có mặt để làm rõ, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, gây hoang mang cho giảng viên, sinh viên.

Theo các giảng viên tâm huyết, trường muốn phát triển thì phải có sự thay đổi từ cấp lãnh đạo. “Nếu HĐQT, ban giám hiệu có năng lực thì chắc chắn không để tình trạng trường nhiều năm không phát triển, dẫn đến bản kết luận của thanh tra bộ. Do vậy, chúng tôi đề nghị ban giám hiệu, HĐQT từ nhiệm, nhường chỗ cho những người có khả năng để giúp trường vực dậy”- thạc sĩ Lê Cảnh Trung nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo