xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Việt hóa kịch Hàn thất bại?

Thanh Hiệp

Sau khi dàn dựng hai vở kịch được chuyển thể từ kịch bản của Hàn Quốc tại VN, ê kíp thực hiện dự án “đưa kịch Hàn đến VN” đã tạm ngưng hoạt động vì không hiệu quả

Đi theo những kịch bản phim truyền hình ăn khách của Hàn Quốc, Công ty PaPa của Hàn Quốc mong muốn mang những kịch bản sân khấu từng ăn khách tại Hàn Quốc đến khai thác ở Việt Nam. Một năm qua họ đã nỗ lực cho ra mắt khán giả Việt Nam hai vở kịch: Kẻ nói dối đa tình và Đào tẩu do đạo diễn Kim Eui Sung dàn dựng. Nhưng hiệu quả chưa thật sự như mong muốn.

img
Tường Vy và Quốc Thuận trong vở Kẻ nói dối đa tình. Ảnh: Minh Châu


Khoảng cách văn hóa


Điều dễ dàng nhìn thấy là sự lúng túng trong cách xử lý không gian vở kịch Kẻ nói dối đa tình (diễn tại Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TPHCM) mà đạo diễn Hàn Quốc Kim Eui Sung đã dày công thể nghiệm.

Trước hết, sự bất đồng ngôn ngữ giữa ông và đạo diễn Việt Nam (nghệ sĩ Hoàng Sơn) đã khiến cho vở kịch không đạt được hiệu quả cao. Có ít nhất ba lần sửa chữa và nhiều lần họp bàn, vở kịch đã ra mắt khán giả nhưng chỉ diễn được vài suất.

Đến thời điểm này, Công ty PaPa của Hàn Quốc quyết định thay đổi ê kíp diễn viên, gồm: Tường Vy, Quốc Thuận, Ngọc Trinh, Thanh Hoàng... và chỉ một mình đạo diễn Kim Eui Sung dàn dựng. Kết quả có khả quan hơn khi đạo diễn này yêu cầu thực hiện cảnh trí tả thật, còn diễn xuất của diễn viên lại mang tính ước lệ.

Sự thể nghiệm này bước đầu đã mang lại cảm giác mới cho khán giả và là một trong những yếu tố mang lại thành công cho vở diễn.


Vở Đào tẩu cũng do đạo diễn Kim Eui Sung dàn dựng kết hợp với Sân khấu Kịch Phú Nhuận của Hồng Vân. Vở được bố trí diễn tại sàn diễn Super Bowl nhưng không thu hút khán giả.

NSƯT Hồng Vân nhận xét: “Kịch bản Hàn Quốc dù đã Việt hóa nhưng vẫn không đúng với tình huống, tâm lý của khán giả Việt Nam.Khi xem phúc khảo, tôi đã có góp ý với đạo diễn, đề nghị nên xử lý tình huống kịch sao cho thật gần gũi với khán giả Việt Nam.

Không thể có chuyện một người đi xe buýt nhặt được một vali vàng, kim cương, đô-la rồi về bàn bạc với vợ, để từ đó nảy sinh những hiểu lầm xoay quanh việc có nên đào tẩu hay không. Ở Việt Nam, không có chuyện đi xe buýt mà mang quá nhiều vàng, kim cương, đô-la... như thế.

Tôi cho rằng vở Đào tẩu có tuổi thọ không cao khi nhà tổ chức quá tự tin với cách dàn dựng của họ vì những tình huống kịch Hàn khác với kịch Việt. Người xem thì cần những câu chuyện gần gũi với cuộc sống của họ hơn”.


Liên doanh chưa nhất quán


Một nguyên nhân khác khiến cho sự liên doanh không đạt được kết quả như mong muốn khi sân khấu Super Bowl được bố trí dạng sàn diễn bốn mặt, rất khó thể hiện nên đạo diễn không thích ứng với kiểu khi diễn viên đứng diễn ở trụ giữa của khán phòng vừa diễn vừa giao lưu với khán giả.

Nội dung và phong cách là hai khâu quyết định sự thành công của một vở kịch nên khi sự ráp nối này không liền mạch thì dễ dẫn đến thất bại. Trước đó, từ hiệu ứng của vở Kẻ nói dối đa tình trên sân khấu Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TPHCM, một đoàn nghệ sĩ Hàn Quốc đã mang vở Kẻ nói dối đa tình “made in Korea” đến TPHCM để “so kè” với bản dựng tiếng Việt.

Cả hai bản dựng tiếng Việt và tiếng Hàn đều do cùng đạo diễn Kim Eui Sung dàn dựng nhưng Kẻ nói dối đa tình “vị kim chi”, đã từng diễn hơn 4.300 suất trong 10 năm qua tại Hàn Quốc, đạt hiệu quả nghệ thuật hơn vì thuần nhất từ nội dung đến hình thức dàn dựng.


Theo kế hoạch, Công ty PaPa sẽ giới thiệu tiếp một vở kịch tâm lý xã hội và một vở kịch kinh dị.

Tuy nhiên, vở Đào tẩu và Kẻ nói dối đa tình đã không mang lại hiệu quả doanh thu, liên tiếp các suất diễn đều lỗ vốn. Khi dàn dựng hai kịch bản này, đạo diễn Kim Eui Sung đã tìm hiểu thị trường một cách nghiêm túc nhưng cả hai vở ông dàn dựng đều không kéo dài tuổi thọ.

Sau thử nghiệm với hai vở kịch nói trên, Công ty PaPa đã tuyên bố tạm ngưng để... đúc kết kinh nghiệm rồi mới quyết định có triển khai tiếp dự án hay không.

Không thể bê nguyên xi

NSƯT Hồng Vân cho biết thông thường các sân khấu kịch ở TPHCM như: Phú Nhuận, Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TPHCM, Kim Châu, IDECAF, Kịch Sài Gòn, Nam Quang... đều diễn vào cuối tuần nhưng phía Công ty PaPa của Hàn Quốc thì muốn “diễn rầm rộ” qua một đợt liên tục theo đúng chiến lược của kịch Hàn. Và họ tin với sự quảng cáo, tiếp thị có chiến lược, đợt diễn sẽ tạo cơn sốt vé.

Thực tế không phải vậy. Đạo diễn - NSƯT Trần Minh Ngọc, Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TPHCM, cho biết: “Việt hóa kịch Hàn phải hết sức cân nhắc vì không thể bê nguyên cách dựng, cách diễn của nghệ sĩ Hàn lên sân khấu Việt. Sự chuyển ngữ rất cần bám sát vào tâm lý, đời sống của khán giả Việt. Tôi nghĩ cần có nhiều cuộc thể nghiệm nữa, từ đó mới có thể đúc kết để phát huy thế mạnh của nó”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo