Liên quan đến vụ anh Nguyễn Công Nhựt (SN 1981, nguyên trưởng Phòng Quản lý sản phẩm Công ty Kumho - chuyên sản xuất lốp ô tô) chết tại trụ sở Công an huyện Bến Cát – Bình Dương (Báo Người Lao Động đã liên tục thông tin những ngày qua), ngày 2-5, phóng viên Báo Người Lao Động tiếp tục tìm những thông tin xoay quanh hiện trường, nơi phát hiện anh Nhựt chết.
Tường thuật của nhân chứng
Đông đảo công nhân Công ty Kumho tập trung ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương khi tử thi anh Nhựt chuẩn bị khám nghiệm. Ảnh: TRÚC LY
Theo một cán bộ VKSND huyện Bến Cát, đoàn khám nghiệm hiện trường ghi nhận nạn nhân chết do treo cổ. Cụ thể, cổ treo vào song sắt cửa sổ bằng dây điện trong phòng của đội cảnh sát hỗ trợ tư pháp (Công an huyện Bến Cát), chân nạn nhân chớm chạm đất.
Nghi vấn về “thư tuyệt mệnh”
Ngày 2-5, chị Tuyền cho biết đã mời luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, tham gia với tư cách tư vấn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, để làm các thủ tục khiếu nại về cái chết của anh Nhựt tại trụ sở Công an huyện Bến Cát. Theo chị Tuyền, luật sư Triển đang ở ngoài Bắc và sẽ vào Bình Dương trong 2 - 3 ngày tới.
Gạ “đi khách sạn” không thể cho là nói đùa! Liên quan đến khiếu nại của chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền gửi cơ quan chức năng, theo luật sư Hà Ngọc Tuyền (Văn phòng Luật sư Hà Tuyền - TPHCM), những thắc mắc trong đơn của chị Tuyền gửi cơ quan điều tra xung quanh cái chết của chồng chị là hoàn toàn chính đáng.
Vì vậy, trách nhiệm của Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Bình Dương là phải trả lời thỏa đáng mọi thắc mắc.
Cụ thể, về nguyên nhân anh Nhựt chết, theo luật sư Hà Ngọc Tuyền, căn cứ trên kết quả khám nghiệm hiện trường và giải phẫu tử thi nạn nhân, ngoài việc trả lời cho chị Tuyền có phải do chồng chị tự treo cổ hay không, cơ quan điều tra cần phải làm rõ và trả lời toàn bộ quá trình từ khi đưa anh Nhựt về trụ sở làm việc cho đến khi phát hiện anh Nhựt chết.
Theo đó, phải làm rõ những ai trực tiếp tham gia xét hỏi, ghi lời khai anh Nhựt, thời gian những lần thẩm vấn, nội dung và kết quả ghi lời khai… Bên cạnh đó, cũng cần lý giải những vết bầm trên người (đầu, hai bàn tay, đùi, bộ phận sinh dục) nạn nhân là do đâu gây nên… “Nếu anh Nhựt treo cổ để tự tử thì cơ quan điều tra phải chứng minh được động cơ, diễn biến trạng thái tâm lý của anh Nhựt trong suốt quá trình điều tra. Khi tạm giữ anh Nhựt, ai là người được phân công canh giữ nạn nhân, anh Nhựt lấy giấy bút từ ai để viết “thư tuyệt mệnh” và dây điện dùng làm dây treo cổ do đâu mà có…?” - luật sư Tuyền đặt vấn đề.
Cũng theo luật sư Tuyền, cần giám định, so sánh chữ viết, chữ ký của anh Nhựt trong “thư tuyệt mệnh” với văn bản do chị Tuyền cung cấp, các bản tường trình, tự khai mà anh Nhựt viết, ký trước khi chết để xác định “thư tuyệt mệnh” có đúng là do anh Nhựt viết ra hay không? Ngoài ra, Công an tỉnh Bình Dương cần làm rõ động cơ, hành vi của ông Phú (điều tra viên Nguyễn Thành Phú-PV) khi gọi điện thoại cho chị Tuyền để xử lý thỏa đáng. Ông Phú gọi điện cho chị Tuyền với mục đích gì? Lúc đó, chị Tuyền đang lo cho chồng, ông Phú gọi điện thoại đòi gặp tại khách sạn thì không thể là nói đùa. Đây là một trong những dấu hiệu của hành vi nhũng nhiễu, gợi ý hối lộ của cán bộ điều tra đối với thân nhân người đang bị tạm giữ. Cần phải có mức xử lý thỏa đáng. |
Bình luận (0)