xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thị trường vàng đầy lỗ hổng

Thy Thơ

Tình trạng vàng bị gian lận trọng lượng, độ tuổi đã tới mức báo động nhưng chưa có cơ quan chức năng nào quan tâm đúng mức

Hiện nay, các thương hiệu vàng tên tuổi đều đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm với Nhà nước, rồi tự chịu trách nhiệm, quản lý và bảo vệ sản phẩm của mình. Trong khi đó, phần lớn các tiệm vàng sản xuất vàng nhẫn, nữ trang không đăng ký chất lượng sản phẩm. Tình trạng gian lận trọng lượng, độ tuổi ngày càng phổ biến. Người tiêu dùng mua phải các sản phẩm này không biết kêu ai.

Ăn chặn  2%-5%

Thị trường vàng đã xuất hiện vàng miếng SJC bị bào mòn 4 cạnh hoặc giảm độ tuổi xuống 95%. Còn vàng nhẫn được phủ lên bề mặt sản phẩm lớp vàng 9999 nhưng thực chất bên trong độ tuổi rất thấp. Người tiêu dùng mua các loại vàng này thường bị “móc túi” 2%-5% giá trị.

Liên quan đến vàng nữ trang, lãnh đạo một ngân hàng (NH) có thế mạnh về kinh doanh vàng cho biết: Do cạnh tranh không lành mạnh nên loại vàng này hao hụt trọng lượng, bị pha trộn tạp chất… là “chuyện thường ngày”. Nhà sản xuất cố tình đưa vàng có độ tuổi thấp, kim loại khác vào nữ trang… để trục lợi.

Một số người trong cuộc cũng cho rằng dù các nhà sản xuất đã đăng ký chất lượng nhưng không ai dám bảo đảm mọi sản phẩm của họ đều đạt tiêu chuẩn như đã đăng ký. Thị trường vàng nhẫn, vàng nữ trang đang hết sức lộn xộn, hình thành luật bất thành văn “mua đâu – bán đó”, nếu không người bán sẽ bị ép giá. Thậm chí khi đến đúng địa chỉ, người bán vẫn bị ép giá nếu không có chứng từ đã mua hàng của nhà sản xuất...

Không ai kiểm tra, xử phạt 

Theo ông Trần Trọng Quốc Khanh, Giám  đốc Trung tâm Vàng NH Á Châu (ACB), việc phát hiện các hành vi gian lận sản phẩm vàng đang là vấn đề nan giải của các cơ quan quản lý Nhà nước. “Ngay công tác quản lý hao hụt nguyên liệu vàng và chống gian lận tuổi vàng trong nội bộ Trung tâm Vàng ACB cũng là cả một vấn đề, nói gì đến bên ngoài. Vì không ai xử phạt nên các nhà sản xuất vàng cứ vô tư giảm chất lượng sản phẩm, hậu quả là người tiêu dùng phải gánh chịu thiệt hại” - ông Khanh cho biết.

Thực tế cho thấy việc quản lý thị trường vàng hiện rất chồng chéo. Ngoài các NH, doanh nghiệp kinh doanh vàng thuộc sự quản lý của sở kế hoạch - đầu tư các tỉnh, TP. NH Nhà nước cấp giấy phép sản xuất vàng miếng nhưng chỉ quản lý ở góc độ xuất - nhập khẩu vàng. Khi các sản phẩm vàng lưu thông trên thị trường, được xem là hàng hóa thì việc quản lý chất lượng thuộc ngành công thương...

img

Mua vàng nữ trang, khách hàng chỉ trông chờ vào uy tín của tiệm vàng. Ảnh: Hồng Thúy

Trước tình hình trên, Nghị quyết 11/NQ-CP ngày  24-2 của Chính phủ đã chỉ đạo NH Nhà nước kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng; phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương, chính quyền các địa phương và các cơ quan chức năng kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh vàng. Thế nhưng, thời gian gần đây, tình trạng gian lận sản phẩm vàng đã tới mức báo động mà chưa có một cơ quan chức năng nào quan tâm đúng mức.
Thiếu giám định độc lập
Ông Nguyễn Thế Hùng, Trưởng đại diện hãng kinh doanh vàng MKS (Thụy Sĩ) tại Việt Nam, cho biết: Ở các quốc gia Âu-Mỹ, các sản phẩm vàng phải được một tổ chức giám định độc lập trực thuộc Hội đồng Vàng Thế giới kiểm tra chất lượng định kỳ. Nếu nhà sản xuất gian lận sẽ bị tổ chức giám định hủy giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm.
Để quản lý thị trường vàng, Việt Nam cần quy định các sản phẩm vàng phải được kiểm tra định kỳ bởi tổ chức giám định độc lập. Muốn làm được điều này, NH Nhà nước nên cho phép  tổ chức phi lợi nhuận (chẳng hạn Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam) thành lập đơn vị giám định độc lập.

Ông Trần Trọng Quốc Khanh cho rằng việc giám định sản phẩm vàng đòi hỏi phương pháp khoa học, máy móc, công nghệ phức tạp. Hiện nay, có 5 phương pháp kiểm định vàng phổ biến, trong đó các phương pháp tiên tiến cho kết quả ổn định với độ chính xác cao là huỳnh quang tia X, nhiệt kim và ICP. Vì thế, ông Khanh đề xuất Nhà nước thành lập trung tâm giám định sản phẩm vàng do Bộ Khoa học và Công nghệ làm “chủ xị”…

Trong khi đó, ông Huỳnh Anh Chương, Phó Giám đốc Công ty UniGold, cho biết năm 2009-2010, các doanh nghiệp đã thu gom vàng miếng, rồi chế tác thành các loại nữ trang nặng từ 5-10 kg để lách luật xuất khẩu hàng chục tấn vàng. Nếu thời gian tới, giá vàng thế giới thấp hơn trong nước trên 10% (thuế suất xuất khẩu vàng hiện nay là 10%) thì tình trạng lách luật xuất khẩu vàng sẽ tái diễn. Thị trường vàng rất khó đi vào quy củ...

Nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước cần sớm tiến hành kiểm tra chất lượng, quy định mọi sản phẩm vàng đều phải gắn tem kiểm định… nhằm bảo vệ người tiêu dùng, đưa thị trường vàng vào khuôn khổ pháp luật.

Nên có thương hiệu vàng quốc gia

Hiện cả nước có khoảng 10 thương hiệu vàng miếng 9999 nhưng giá cả của mỗi thương hiệu chênh lệch nhau từ vài chục ngàn đồng đến gần 1 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, ngoài SJC, các thương hiệu khác chỉ chiếm 10% thị phần. Vì thế, theo các chuyên gia trong lĩnh vực vàng, Nhà nước nên tập trung các thương hiệu thành thương hiệu vàng miếng quốc gia, do Nhà nước sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất vàng miếng hiện nay sẽ là đơn vị gia công. Khi đó, người dân sẽ giảm thiệt thòi vì có thể mua bán vàng ở các tỉnh, TP cùng một mức giá.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo