xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Cuộc chiến" phí bản quyền: RIAV đề nghị Nhà nước can thiệp

Ân Thông

RIAV cho biết đã nhiều lần đề nghị VCPCM sớm ngồi lại để đàm phán nhưng VCPCM phớt lờ, vì vậy RIAV cần có sự can thiệp của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, với vai trò cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ

Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam (RIAV) cho biết họ vừa có công văn gửi bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL), Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật đề nghị can thiệp để Trung tâm Bảo hộ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPCM) sớm ngồi vào đàm phán mức thu phí tác quyền, để tình trạng ngưng trệ sản xuất của các thành viên thuộc hiệp hội này không bị tiếp tục kéo dài. RIAV cho biết đã nhiều lần đề nghị VCPCM sớm ngồi lại để đàm phán nhưng VCPCM phớt lờ, vì vậy RIAV cần có sự can thiệp của Bộ VH-TT-DL với vai trò cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.
 
Không muốn xé rào
 
Trước đó, RIAV cũng đã có công văn yêu cầu Sở VH-TT-DL TPHCM chấp thuận cho họ được phép phát hành các chương trình CD và VCD ca nhạc mà không cần có xác nhận cho phép sử dụng bản quyền của VCPCM, trong thời gian hai bên chờ thương thảo mức phí mới. RIAV cam kết sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tác quyền cho các nhạc sĩ có bài hát được sử dụng theo mức phí mới mà hai bên thống nhất sau khi đàm phán có kết quả.  Tuy nhiên, Sở VH-TT-DL TPHCM đã không chấp thuận đề nghị này. Theo ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL TPHCM: “Những gì luật pháp đã quy định, chúng tôi không thể làm trái”.

 
img
Ca sĩ Hồ Quỳnh Hương đang ghi âm trong phòng thu thanh. Ảnh: HỒ TÂM
 
Không được Sở VH-TT-DL TPHCM cấp phép sản xuất và phát hành, một số đơn vị thành viên của RIAV có trụ sở tại TPHCM tìm đến NXB Âm nhạc (Dihavina) để xin phép sản xuất và phát hành. Theo bà Trương Thị Thu Dung, Phó Chủ tịch Thường trực RIAV, bằng cách này, các đơn vị liên kết xuất bản đĩa nhạc với Dihavina không cần trả tiền tác quyền trước khi chương trình phát hành. Tuy nhiên, bà Thu Dung cũng cho rằng cách làm như vậy là bất khả kháng vì các đơn vị thuộc RIAV đều có chức năng sản xuất và muốn quảng bá thương hiệu của mình.
 
RIAV cũng cho biết hiện nay rất nhiều chương trình đĩa nhạc của họ chưa được cấp phép phát hành vì mức phí mới của VCPCM đưa ra cho các ca khúc sử dụng sản xuất đĩa tiếng và đĩa hình không được RIAV chấp thuận.
 
Muốn cách tính hợp lý, công bằng
 
Bức xúc của RIAV không phải vì mức phí bị nâng lên 1 triệu đồng/ca khúc sử dụng cho đĩa tiếng và 1,5 triệu đồng/ca khúc sử dụng cho đĩa hình mà VCPCM đưa ra. Vấn đề ở đây là mức phí này mang tính áp đặt, cào bằng, không có cơ sở khoa học và không mang lại công bằng cho các tác giả có nhạc phẩm được sử dụng và cho cả nhà sản xuất kinh doanh sản phẩm âm nhạc.
 
Theo RIAV: Việc thỏa thuận một mức giá bản quyền theo hình thức khoán như lâu nay là không đúng với quy định của pháp luật và càng không căn cứ vào hiệu quả thực tế của việc sử dụng tác phẩm âm nhạc trong các sản phẩm băng đĩa kinh doanh. Cách làm áp đặt, cảm tính này có thể gây thiệt hại cho tác giả nếu tác phẩm của họ thật sự ăn khách, mang lại hiệu quả kinh doanh lớn vì tiền nhuận bút họ được hưởng như vậy là quá thấp. Ngược lại, nếu tác phẩm của họ không được người tiêu dùng đón nhận, đĩa sản xuất ra không bán được, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh của nhà sản xuất thì mức phí như VCPCM đưa ra là quá cao.
 
RIAV muốn được đóng phí bản quyền theo quy định của Nghị định 61/2020/NĐ-CP ngày 11-6-2002. Mặc dù có Nghị định 61 nhưng từ trước đến nay, phía các tác giả chưa đồng ý áp dụng cách tính này vì họ cho rằng không kiểm soát được số lượng bản in trên thực tế. Hai bên thống nhất áp dụng một mức giá như nhau cho tất cả các tác phẩm âm nhạc khi được sử dụng sản xuất đĩa tiếng và đĩa hình.
 
RIAV yêu cầu VCPCM áp dụng cách tính phí tác quyền theo Nghị định 61, vì theo RIAV, cách tính này tốt nhất, khoa học nhất và thực tế nhất trong việc thanh toán phí bản quyền (tỉ lệ % x số lượng bản in x giá bán mỗi sản phẩm). Mức tỉ lệ phần trăm có thể được điều chỉnh theo đàm phán của hai bên trong từng thời điểm nếu hai bên cần điều chỉnh mức tăng hay giảm. Nhưng đáng tiếc là đến nay, VCPCM vẫn chưa quan tâm đến cách tính tác quyền trên cơ sở quy định của nghị định này. RIAV sẽ kiên trì yêu cầu VCPCM đàm phán và áp dụng phương thức tính này khi ký kết hợp đồng sử dụng tác phẩm âm nhạc của họ.
 
Trả phí trên số lượng là công bằng

Các nhạc sĩ như Tuấn Khanh, Võ Thiện Thanh, Đức Trí, Huy Tuấn hiện chỉ đồng ý giao tác phẩm của mình cho nhà sản xuất sử dụng khi người sử dụng chấp thuận trả phí tác quyền trên số lượng đĩa phát hành chứ không nhận tiền một lần theo mức giá hai bên tự ấn định trước.
 
Theo họ, việc nhận phí trên số lượng phát hành là cách tính công bằng hơn cho mọi bên vì nếu album phát hành với số lượng ít thì người sử dụng sẽ không phải trả phí quá cao và ngược lại.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo