xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nên cấp thiết lập Bộ Kinh tế biển

Tô Hà thực hiện

Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương Lê Xuân Bá cho rằng việc thành lập Bộ Kinh tế biển đã trở nên cấp thiết vì biển Đông là tương lai, là không gian sống, là cửa ngõ của dân tộc ta

. Phóng viên:Thưa ông, trong báo cáo nghiên cứu “Tiếp tục cải cách bộ máy Chính phủ Việt Nam” của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa hoàn thành có đặt vấn đề thành lập một bộ chuyên trách về biển?

- Ông Lê Xuân Bá: Trong quá trình đổi mới và cải cách của Việt Nam, xu hướng chung là tinh giản bộ máy, tinh giản biên chế. Đó là xu hướng đúng. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ làm một chiều, trong điều kiện cụ thể, ở các lĩnh vực cụ thể, khi cần thiết, chúng ta vẫn cần phải có những bộ máy mới chứ không chỉ có cắt - giảm. Vấn đề cơ bản phải là hiệu quả.
Đó là nguyên tắc chung. Còn đi vào vấn đề cụ thể, Việt Nam có hơn 3.200 km bờ biển, tương lai của dân tộc ta nói riêng và loài người nói chung là hướng ra đại dương, biển cả.
Hơn nữa, trong điều kiện tình hình như hiện nay, tôi cho rằng việc nghiên cứu để thành lập một bộ chuyên trách về biển là có thể chấp nhận được. Tên, chức năng nhiệm vụ của bộ này có thể bàn sau, có thể tạm gọi là Bộ Kinh tế biển và vấn đề thành lập một bộ như vậy đã trở nên cấp thiết.

. Tại sao thành lập một bộ như vậy lại là cấp thiết?

- Chúng ta biết tình hình nóng lên ở biển Đông có rất nhiều nguyên nhân. Đôi khi vấn đề biển Đông được làm nóng bằng lực lượng quân sự trá hình thành dân sự. Chúng ta có hải quân, bộ đội biên phòng trên biển, cảnh sát biển nhưng theo tôi, không phải lúc nào cũng đem lực lượng vũ trang ra để giải quyết.

img

Kinh tế biển cần được bảo vệ, khai thác đúng tầm. Trong ảnh: Ngư dân Quảng Ngãi được mùa cá. Ảnh: TTXVN

Đành rằng, không phải khi có Bộ Kinh tế biển, chúng ta mới giải quyết được vấn đề nhưng nếu có Bộ Kinh tế biển, ngoài chức năng phát triển kinh tế, cơ quan này còn có chức năng phát triển biển đảo, gìn giữ và khai thác tài nguyên trên biển…
Dân sự hóa các hoạt động ngoài đại dương có lẽ tốt hơn khi ta sử dụng lực lượng quân sự. Nói như thế không có nghĩa là ta không cần lực lượng quân sự, vì lực lượng này cực kỳ quan trọng, những lúc thật cần thiết cũng phải cần đến.

. Vậy, tổ chức bộ máy Chính phủ mới có đặt vấn đề này không, thưa ông?

- Tôi không theo dõi trực tiếp vấn đề này nhưng không phải bây giờ mới có ý kiến về việc thành lập Bộ Kinh tế biển. Trước đây đã nêu rồi nhưng có thể điều kiện chưa chín muồi nên Chính phủ chưa trình Quốc hội. Chính phủ khóa này nếu kịp trình Quốc hội vào tháng 7 năm nay thì tốt.

lĐể thành lập một bộ mới cần những điều kiện gì, thưa ông?

- Muốn thành lập một bộ, việc đầu tiên là phải xác định chức năng, nhiệm vụ của bộ đó. Về nguyên tắc không để cơ quan này có quá ít hoặc quá nhiều việc, không chồng chéo, ôm đồm.
Đi đôi với việc xác định chức năng, nhiệm vụ là phải có bộ máy gồm những người am hiểu quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đó. Đáp ứng được hai điều kiện nói trên là có thể thành lập được.

img

Lễ hội cầu ngư thể hiện văn hóa biển, được tổ chức tại Festival Biển 2011 ở Nha Trang, ngày 14-6 Ảnh: TTXVN
Tôi không nắm rõ đã có cơ quan nào dự kiến soạn thảo chức năng, nhiệm vụ của bộ này chưa nhưng nếu Chính phủ, Quốc hội quyết tâm là chúng ta có thể làm được và ta đủ điều kiện làm được.

. Việc thành lập một bộ mới nhanh nhất trong bao lâu, trong khi chúng ta đã có Chiến lược Biển Việt Nam 2020 với những mục tiêu rất cụ thể?

- Chúng ta đã thông qua Chiến lược Biển Việt Nam năm 2020 nhưng tổ chức bộ máy lại là câu chuyện khác. Việc thành lập Bộ Kinh tế biển phụ thuộc vào quyết tâm của ta, vào lực lượng sẵn có… Tất nhiên, muốn thành lập một bộ mới cần có sự đồng tình của Quốc hội, sự lãnh đạo của Đảng mới đưa ra chính quyền. Nếu trên dưới đồng lòng, Chính phủ thống nhất báo cáo Quốc hội thì có thể cần từ 3 đến 6 tháng là thành lập được.

Cần một bộ đủ tầm

Ông Lê Xuân Bá cho biết thêm: Một sự việc có nhiều cách nhìn khác nhau, hiện tại có người ủng hộ việc thành lập Bộ Kinh tế biển nhưng cũng có người cho rằng chưa cần thiết, cứ để các bộ, ngành làm trong chức năng đã được phân công.
 Hiện nay, chúng ta đã có Tổng cục Biển và Hải đảo thuộc Bộ Tài nguyên-Môi trường nhưng như thế chưa đủ tầm. Tôi cho rằng biển Đông là tương lai, là không gian sống, là cửa ngõ của dân tộc ta.
Thời kỳ bao cấp, chúng ta có khoảng 70 bộ, tổng cục. Nay bộ máy Chính phủ giảm xuống còn 23 bộ và một số cơ quan thuộc Chính phủ. Về mặt pháp lý, chúng ta tinh giản biên chế nhưng hiệu quả quản lý vẫn không bị ảnh hưởng do có các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.
Ví dụ: Bộ NN-PTNT được sáp nhập từ nhiều bộ và tổng cục, Bộ Công Thương cũng vậy.
Như tôi đã nói, cải cách bộ máy quản lý không phải chỉ có cắt và giảm mà trong lĩnh vực cụ thể như kinh tế biển, vẫn cần phải thành lập một tổ chức mới quản lý chuyên sâu thay vì để rải rác trong các cơ quan như hiện nay.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo