. Phóng viên:Thưa ông, trong báo cáo nghiên cứu “Tiếp tục cải cách bộ máy Chính phủ Việt Nam” của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa hoàn thành có đặt vấn đề thành lập một bộ chuyên trách về biển?
. Tại sao thành lập một bộ như vậy lại là cấp thiết?
Kinh tế biển cần được bảo vệ, khai thác đúng tầm. Trong ảnh: Ngư dân Quảng Ngãi được mùa cá. Ảnh: TTXVN
. Vậy, tổ chức bộ máy Chính phủ mới có đặt vấn đề này không, thưa ông?
- Tôi không theo dõi trực tiếp vấn đề này nhưng không phải bây giờ mới có ý kiến về việc thành lập Bộ Kinh tế biển. Trước đây đã nêu rồi nhưng có thể điều kiện chưa chín muồi nên Chính phủ chưa trình Quốc hội. Chính phủ khóa này nếu kịp trình Quốc hội vào tháng 7 năm nay thì tốt.
lĐể thành lập một bộ mới cần những điều kiện gì, thưa ông?
. Việc thành lập một bộ mới nhanh nhất trong bao lâu, trong khi chúng ta đã có Chiến lược Biển Việt Nam 2020 với những mục tiêu rất cụ thể?
- Chúng ta đã thông qua Chiến lược Biển Việt Nam năm 2020 nhưng tổ chức bộ máy lại là câu chuyện khác. Việc thành lập Bộ Kinh tế biển phụ thuộc vào quyết tâm của ta, vào lực lượng sẵn có… Tất nhiên, muốn thành lập một bộ mới cần có sự đồng tình của Quốc hội, sự lãnh đạo của Đảng mới đưa ra chính quyền. Nếu trên dưới đồng lòng, Chính phủ thống nhất báo cáo Quốc hội thì có thể cần từ 3 đến 6 tháng là thành lập được.
Cần một bộ đủ tầm Ông Lê Xuân Bá cho biết thêm: Một sự việc có nhiều cách nhìn khác nhau, hiện tại có người ủng hộ việc thành lập Bộ Kinh tế biển nhưng cũng có người cho rằng chưa cần thiết, cứ để các bộ, ngành làm trong chức năng đã được phân công.
Hiện nay, chúng ta đã có Tổng cục Biển và Hải đảo thuộc Bộ Tài nguyên-Môi trường nhưng như thế chưa đủ tầm. Tôi cho rằng biển Đông là tương lai, là không gian sống, là cửa ngõ của dân tộc ta.
Thời kỳ bao cấp, chúng ta có khoảng 70 bộ, tổng cục. Nay bộ máy Chính phủ giảm xuống còn 23 bộ và một số cơ quan thuộc Chính phủ. Về mặt pháp lý, chúng ta tinh giản biên chế nhưng hiệu quả quản lý vẫn không bị ảnh hưởng do có các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.
Ví dụ: Bộ NN-PTNT được sáp nhập từ nhiều bộ và tổng cục, Bộ Công Thương cũng vậy.
Như tôi đã nói, cải cách bộ máy quản lý không phải chỉ có cắt và giảm mà trong lĩnh vực cụ thể như kinh tế biển, vẫn cần phải thành lập một tổ chức mới quản lý chuyên sâu thay vì để rải rác trong các cơ quan như hiện nay. |
Bình luận (0)