Việc luật hóa cho thuê lại lao động (CTLLĐ) để bảo đảm điều chỉnh loại hình dịch vụ này theo hướng tích cực là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) chỉ đề cập việc CTLLĐ ở góc độ là một hoạt động đang tồn tại, chứ chưa hình dung, bao quát hết những mặt trái, tiêu cực của nó…
Phân định rõ quyền và trách nhiệm
Phòng ngừa tiêu cực
Điều 67 của dự thảo luật quy định DN CTLLĐ và DN TLLĐ phải phân định rõ quyền và nghĩa vụ đối với NLĐ trong thời gian làm việc cho bên thuê lại, cam kết bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ theo quy định của pháp luật lao động. Vấn đề là trong thời gian NLĐ không làm việc thì quyền lợi sẽ được giải quyết ra sao thì luật chưa đề cập.
Theo bà Nguyễn Thị Dân, Bộ LĐ-TB-XH nên đánh giá cho được những ngành nghề cho phép hoạt động CTLLĐ; quy định chi tiết điều kiện để được hoạt động, trong đó đặc biệt quan tâm đến năng lực của DN khi cấp giấy phép hoạt động. |
Siết điều kiện thành lập
Dự thảo luật xác định CTLLĐ là loại hình kinh doanh có điều kiện, nhưng không đưa ra những điều kiện cơ bản nào mà nhường lại phần giải quyết về sau cho Chính phủ. Tại hội thảo góp ý nội dung CTLLĐ tổ chức ở TP Vũng Tàu ngày 13 và 14-6, hầu hết các đại biểu cho rằng một trong những điều kiện bắt buộc DN CTLLĐ thực hiện đó là ký quỹ hoạt động. Khoản ký quỹ của DN CTLLĐ sẽ được sử dụng vào việc giải quyết rủi ro cho NLĐ.
Ngoài ra, vì CTLLĐ là vấn đề khá nhạy cảm nên nhiều ý kiến cho rằng nếu đưa quy định cho thuê lao động vào luật thì cần cân nhắc kỹ và quy định rõ những ngành nghề nào được thuê lại lao động. Theo đó, bước đầu chỉ nên thí điểm CTLLĐ ở một số ngành nghề chứ không áp dụng đại trà. Đồng thời, phải siết chặt điều kiện thành lập DN CTLLĐ, tăng cường hậu kiểm, quản lý, thường xuyên thanh kiểm tra, có biện pháp chế tài xử phạt nghiêm minh DN vi phạm.
Bình luận (0)