xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề thi Vật lý: Không cần đính chính

Yến Anh

Tổ ra đề vật lý của Bộ GD-ĐT khẳng định lời dẫn trong câu trắc nghiệm là đầy đủ, không thiếu giả thiết, bám sát sách giáo khoa và không làm thí sinh hiểu lầm.

Trên đây khẳng định trong văn bản của tổ ra đề thi môn vật lý của Bộ GD-ĐT sau khi có thông tin câu 53 mã đề 817 của đề thi môn vật lý trong đợt 1 tuyển sinh ĐH, CĐ vừa qua chưa chính xác (Báo Người Lao Động ngày 6-7 đã thông tin). Văn bản này cũng khẳng định lời dẫn trong câu trắc nghiệm là đầy đủ, không thiếu giả thiết, bám sát sách giáo khoa (SGK), không làm cho thí sinh hiểu lầm. Trong 4 phương án lựa chọn chỉ có một đáp án đúng (phương án C), không cần phải đính chính hay thay đổi đáp án câu này.

Xét trường hợp đặc biệt là sai

Văn bản trả lời cho rằng lời dẫn đã nhắc lại câu: “Con lắc vật lý là một vật rắn quay quanh được một trục nằm ngang cố định” (nguyên văn dòng 8 và 9 từ dưới lên, trang 38 của SGK Vật lý 12 nâng cao - 2008). Cũng ở cuốn sách đã dẫn, đề bài của bài tập số 5 (trang 40) nhắc lại nội dung tương tự mà không cần có ý “trục quay quanh nằm ngang không đi qua trọng tâm” nên nêu thêm ý này là thừa. Hơn nữa, trong câu 53 đã nói dưới tác dụng của trọng lực, con lắc dao động… Đây là một câu hỏi thuộc mức độ thông hiểu về con lắc vật lý bất kỳ dao động nhỏ.
img
Phổ biến nội quy thi tại Hội đồng thi Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM. Ảnh: MINH QUYÊN

Thí sinh hiểu công thức img(công thức 7.13 trang 39 SGK Vật lý 12 nâng cao - 2008) thì sẽ làm được bài. Nội dung câu hỏi đề cập con lắc vật lý là một vật rắn (tức là nói đến trường hợp tổng quát chứ không xét riêng một trường hợp đặc biệt nào). Nếu thí sinh xét trường hợp đặc biệt để chọn phương án khác với phương án C thì sai vì về mặt logic, thí sinh đã từ một trường hợp riêng khái quát hóa thành trường hợp tổng quát.

Không nên dẫn sách năm 2008

Ý kiến trả lời chính thức từ tổ ra đề vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của các giáo viên vật lý. Một giáo viên vật lý tại Hà Nội cho rằng không nên dựa vào một bài tập cụ thể để chữa sai cho một khái niệm và Bộ GD-ĐT cũng cần xem lại việc trích dẫn SGK năm 2008 để biện minh cho đề thi năm 2011. Bởi SGK Vật lý nâng cao 12 năm 2010 đã khẳng định “con lắc vật lý là một vật rắn quay quanh được một trục nằm ngang cố định không đi qua trọng tâm của vật”. Bộ GD-ĐT đã quy định đề thi phải bám sát chương trình SGK hiện hành thì cần phải sử dụng kiến thức trong SGK hiện hành.

Ông Phạm Khương Anh, giảng viên Học viện Khoa học Quân sự, cũng cho rằng nói đề thi hoàn toàn chưa chính xác là đúng. Vì nếu trục nằm ngang đi qua trọng tâm thì con lắc không thể dao động được hoặc sẽ chuyển động tròn đều. Việc này nếu bắt bẻ về câu chữ thì đề thi chưa chính xác, tuy nhiên, nếu nói sai về bản chất thì không sai; Bộ GD-ĐT nên xem lại việc quản lý SGK vì mỗi sách viết một kiểu. Về lý mà nói, học trò chỉ học theo sách chứ không biết sách nào chính xác hơn nên khi đi thi dễ bị thiệt thòi.

PGS- TS Hà Huy Bằng, giảng viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), cũng cho biết trong SGK cơ bản không đề cập điều kiện biên. Sách vật lý nâng cao chưa tái bản cũng định nghĩa con lắc vật lý là một vật rắn quay được quanh một trục nằm ngang cố định. Tuy nhiên, trong cuốn sách tái bản lần 1 lại ghi điều kiện “không đi qua trọng tâm của vật” mà đề thi không có. Như vậy, nếu thí sinh học theo sách này sẽ thấy đề thi thiếu điều kiện biên. Nếu đề không đề cập điều kiện biên thì kết quả đương nhiên sẽ có trường hợp đặc biệt xảy ra. Những thí sinh học giỏi sẽ phát hiện ngay ra kết quả đặc biệt khi có điều kiện biên.

Đình chỉ giám thị ký nhầm

Sáng 6-7, ông Hoàng Mạnh Dũng, Trưởng Phòng Hành chính Quản trị của Trường ĐH Mở TPHCM, cho biết đã đình chỉ coi thi đối với giám thị ký nhầm chỗ tại phòng thi 345, cụm thi số 10, cơ sở Đoàn Văn Bơ - TPHCM, trong môn thi toán (Báo Người Lao Động ngày 6-7 đã thông tin).

Ông Dũng cho biết ngay sau khi nhận được thông tin từ phóng viên Báo Người Lao Động, 15 giờ ngày 5-7, hội đồng thi đã lập biên bản mở thùng bài thi môn toán để lấy biên bản xử lý sự cố bất thường tại điểm thi cơ sở Đoàn Văn Bơ. Biên bản do trưởng điểm thi và 2 cán bộ coi thi của phòng thi 345 ký với nội dung vào lúc 7 giờ 30 phút ngày 4-7 đã phát hiện cán bộ coi thi ký nhầm vào phần cán bộ chấm thi thứ 2 trong giấy thi của thí sinh. Trưởng điểm thi đề nghị phát lại giấy thi cho thí sinh điền lại thông tin, 2 cán bộ coi thi ký lại. Do làm chậm trễ thời gian của thí sinh, trưởng điểm thi quyết định cộng thêm 5 phút làm bài cho thí sinh phòng 345. Lúc đó không có thí sinh nào phản ứng nên trường không báo cáo sự việc sau khi môn thi kết thúc. Nếu còn thắc mắc, thí sinh và phụ huynh liên hệ Hội đồng thi Trường ĐH Mở TPHCM để được giải đáp.

T.Vinh

Câu 4 cũng không chuẩn?

Ngoài câu 53 đang gây tranh cãi thì nhiều giáo viên cho rằng câu 4, cũng của mã đề 817,  là không chuẩn. Ông Trần Quang Phú, nguyên giáo viên vật lý của Trường THPT Phú Nhuận - TPHCM, cho rằng câu này chỉ đúng về toán học, còn về bản chất vật lý thì không thể xảy ra. Lý do là bởi đề yêu cầu tính tỉ số giữa tốc độ của prôtôn và tốc độ của hạt nhân X. Ở đây, ta dễ dàng xác định hạt nhân X là hêli 24He. Như thế, phản ứng là:

img

Dùng định luật bảo toàn động lượng, ta sẽ tìm ra đáp án A là 4. Vấn đề chính là khi đó động năng của prôtôn là KH:

img

Như thế, phản ứng thu năng lượng: W(thu) = KH – 2KHe = 2KHe. Trong khi đó, khối lượng các hạt nhân có trong bảng ở trang 223 sách Vật lý cơ bản và năng ượng phản ứng là: W = (mH + mLi – 2mHe)c2 = 17,4 MeV > 0. Vậy, phản ứng này tỏa năng lượng.

Ở đây, phản ứng tỏa năng lượng mới đúng vì tổng khối lượng các hạt nhân trước phản ứng lớn hơn tổng khối lượng các hạt nhân sau phản ứng.

Còn theo thạc sĩ Nguyễn Thanh Dũng, giảng viên vật lý của Trường ĐH Sài Gòn, thì câu 4 về phương diện vật lý là không thực tế, vì phản ứng a bắn phá img là phản ứng tỏa năng lượng trong khi với dữ kiện đề bài cho thì kết quả là phản ứng thu năng lượng. Để cho phù hợp thì góc lệch giữa  24He11H không phải img = 60º  như đề bài đã cho mà góc lệch giữa  24He11H phải là img> 69º3. Nếu gọi img là góc lệch giữa 24He và 11thì ta có: 

img

Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng toàn phần: KH + mtc2 = 2ka  + mscthì

img

Hình vẽ dưới đây sẽ minh họa cho chứng minh trên:

img

Như vậy, với đề bài đã cho, về phương diện toán học thì khi áp dụng hai định luật bảo toàn động lượng và định luật bảo toàn năng lượng toàn phần thì cho ra kết quả nhưng về phương diện vật lý thì không thực tế. 
 
Huy Lân ghi

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo