xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm đúng không hẳn có điểm?

Thạc sĩ Nguyễn Văn Thuật

LTS: Trên Báo Người Lao Động ngày 14-7, nguyên giáo viên địa lý Lê Thí (Trường THPT Trần Phú - Đà Nẵng) đã có bài viết phân tích những điều chưa thuyết phục trong đề và đáp án môn địa lý của kỳ thi ĐH vừa qua. Thạc sĩ Nguyễn Văn Thuật, giảng viên Trường ĐH Đồng Nai, nêu thêm một số bất cập khác

 Là một người có gần 30 năm dạy môn địa lý, tôi thấy đề và đáp án môn địa lý trong kỳ thi tuyển sinh ĐH vừa qua có nhiều điều chưa ổn và sẽ ảnh hưởng đến kết quả làm bài của thí sinh.

Thứ nhất: Trong phần bài tập, đáp án yêu cầu biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp (cột chồng và đường) nhưng trong hình vẽ đáp án đã vẽ biểu đồ cột khuất chứ không phải cột chồng.
Trong sách giáo khoa lớp 12, hầu hết các biểu đồ thuộc dạng đề thi ĐH năm nay đều được vẽ theo loại biểu đồ kết hợp: 2 cột và một đường biểu diễn (ví dụ hình 27.2 của trang 119 và hình 31.6 trang 142). Như vậy, vấn đề đặt ra là nếu học sinh vẽ giống sách giáo khoa hoặc vẽ biểu đồ cột chồng chứ không phải cột khuất (như đáp án) thì giám khảo có chấm điểm không?

Thứ hai: Đáp án viết: “Năng suất lúa cả năm tăng do thâm canh, tăng vụ…”. Kết luận như vậy là hoàn toàn phi lý bởi năng suất tăng không thể do tăng vụ. Tăng vụ thì năng suất chỉ có giảm chứ khó tăng lên. Nói rõ hơn thì tăng vụ chỉ làm tăng sản lượng chứ không thể tăng năng suất.

img

Biểu đồ cột chồng minh họa tình hình sản xuất lúa của nước ta

Thứ ba: Bảng số liệu được cho trong đề thi là bảng số liệu trong Niên giám Thống kê và là bảng số liệu về diện tích gieo trồng lúa nhưng đề thi lại viết là diện tích lúa của Việt Nam. Ai học địa lý cũng đều biết diện tích gieo trồng bằng diện tích canh tác nhân (X) số vụ (hệ số sử dụng đất). Chính vì đề thi nhầm lẫn giữa diện tích gieo trồng và diện tích canh tác và bảng số liệu đề thi viết nhầm là diện tích lúa nên phần nhận xét trong đáp án sẽ sai nghiêm trọng.

Thứ tư: Trong câu II của đề yêu cầu trình bày những điều kiện phát triển ngành chăn nuôi nước ta. Đáp án viết: “Cơ sở thức ăn được bảo đảm tốt hơn: hoa màu lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp...; các dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp; người dân có kinh nghiệm chăn nuôi, thị trường tiêu thụ rộng lớn…”.           

Điều mà chúng ta rất dễ biết là để phát triển ngành chăn nuôi thì điều kiện tự nhiên mới là quan trọng nhất nhưng không hiểu sao đáp án lại không đề cập trong khi sách giáo khoa cũng nói rất rõ là nước ta có 1,5 triệu ha mặt nước, ruộng nước là cơ sở để nuôi trồng thủy sản; đường bờ biển dài 3.260 km, ven biển có nhiều bãi triều, đầm phá, thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản; địa hình 3/4 diện tích là đồi núi rất thuận lợi cho việc chăn nuôi đại gia súc… Những học sinh học hành chăm chỉ khi trả lời câu này chắc chắn sẽ nói sâu vào phần điều kiện tự nhiên để phát triển ngành chăn nuôi của Việt Nam. Và như thế thì lại không có điểm!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo