* Theo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật với cơ cấu Chính phủ mới, sắp tới có chia tách hay thành lập mới thêm bộ, ngành nào?
- Qua một số ý kiến và Chính phủ cũng đã nhận thấy có những lĩnh vực nếu không sáp nhập sẽ tốt hơn. Cũng có ý kiến cho rằng nên tách ra hay thậm chí thành lập thêm bộ mới như về vấn đề biển đảo, kinh tế biển cần đặt ngang tầm với chiến lược biển mà Đảng đã xác định.
* Vậy trong lúc chưa sửa đổi, bổ sung Hiến pháp thì bộ máy Chính phủ sẽ ra sao, thưa ông?
- Cơ quan Chính phủ, cơ quan bộ và ngang bộ khóa XIII vẫn giữ nguyên nhưng phải rà soát lại chức năng, nhiệm vụ để ban hành các nghị định mới nhằm quy định rõ ràng, mạch lạc hơn chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ngành.
* Tham gia thẩm tra về cơ cấu Chính phủ mới, ông đánh giá thế nào về bộ máy và cơ cấu Chính phủ hiện nay?
- Tôi nghĩ rằng Chính phủ đang có bộ máy và cơ cấu ổn định. Số bộ giữ nguyên, cơ quan ngang bộ giữ nguyên, cơ quan thuộc Chính phủ giữ nguyên.
* Quốc hội và cử tri vừa qua rất bức xúc với chuyện “một mâm cơm, nhiều bộ quản”. Vậy sắp tới phải có thay đổi gì để quản lý Nhà nước hiệu quả và bớt chồng chéo?
- Phải tiếp tục rà soát thật kỹ chức năng từng bộ, ngành, phân công rõ ràng, cụ thể, tăng cường trách nhiệm cá nhân. Một ngành, lĩnh vực phải dứt khoát có một bộ chịu trách nhiệm chính nhưng đồng thời phải phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan. Không thể tái diễn tình trạng “một mâm cơm, nhiều bộ quản” nhưng lại không có ai chịu trách nhiệm chính.
* Quốc hội đã nhiều lần nhấn mạnh tới việc người đứng đầu bộ, ngành phải là “tư lệnh” lĩnh vực song vẫn chưa thể biến thành hiện thực?
- Phải căn cứ theo quy định pháp luật để chỉ ra việc này thuộc trách nhiệm của bộ trưởng này, việc khác của bộ trưởng khác. Chỉ rõ được trách nhiệm thì mới xử lý được trách nhiệm của bộ trưởng khi có vấn đề. Còn nếu không có quy định rõ thì khó có thể xử lý trách nhiệm cụ thể.
* Trong cơ cấu Chính phủ mới, những nhược điểm trên sẽ khắc phục ra sao, thưa ông?
- Theo tôi, trước hết cần rà soát lại tất cả các chức năng, nhiệm vụ và phải làm thành chương trình tổng thể về cải cách hành chính. Một bộ phận rất quan trọng trong chương trình ấy là tổ chức lại các cơ quan chuyên môn của chính quyền địa phương, như chính quyền đô thị, chính quyền TP như thế nào; nơi có HĐND, nơi không thế nào...
5 phó thủ tướng; 22 bộ và cơ quan ngang bộ
Chính phủ hiện nay có 5 phó thủ tướng, 22 bộ và cơ quan ngang bộ, gồm: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ NN-PTNT, Bộ GTVT, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ LĐ-TB-XH, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước và Thanh tra Chính phủ. |
Bình luận (0)