xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phe nổi dậy Libya rối như canh hẹ: Năm phe bảy phái

VĂN ANH

Lâu nay, báo chí phương Tây mô tả phe nổi dậy Libya là một tập hợp khá ăn ý của hàng chục phe phái. Thế nhưng, cái chết bí ẩn của tướng Younes cho thấy nội tình của họ chia rẽ sâu sắc như thế nào

Xưa nay, phe nổi dậy ở các nước đều cố gắng bỏ qua một bên những xung đột lợi ích phe phái có thể làm tổn hại mục tiêu chung. Dù bất đồng sâu sắc như thế nào, họ cũng tìm cách giấu kín  đối với thế giới bên ngoài.

Phạm “sai lầm hành chính”

Phe nổi dậy ở Libya lại không làm được chuyện đó. Một số thành viên của Hội đồng Dân tộc Quá độ (TNC), cơ quan đầu não của phe nổi dậy chống lại chính quyền ông Gaddafi, cuối tháng rồi đã bắt giữ tham mưu trưởng Abdel Fatah Younes - cựu bộ trưởng Bộ Nội vụ chính phủ ông Gaddafi - vì nghi ngờ làm phản rồi cho người sát hại.
 
Không thể giải thích tại sao ông Younes bị giết chết, ông Mustafa Abdel Jalil, Chủ tịch TNC, đành phải giải tán ban chấp hành hội đồng với lý do “phạm sai lầm hành chính” để “hạ hỏa”  cơn giận dữ của bộ tộc hùng mạnh Abeidi mà ông Younes là một thành viên.
 
Bình luận về vụ Younes, nhà báo Anh Patrick Cockburn nêu một vấn đề trái khoáy trên tờ The Independent, theo đó, trong khi các thủ lĩnh phe nổi dậy “cắt cổ” nhau thì các nước thi nhau công nhận TNC là “chính phủ hợp pháp” của Libya.
 
img
Các tay súng bộ tộc Abeidi hăm dọa tự thực thi công lý
nếu TNC không tìm ra thủ phạm giết chết tham mưu trưởng Younes. Ảnh: AFP

Cho tới nay, đã có 32 nước công nhận TNC. Trong tuần này, Anh và Mỹ đã đuổi đại sứ chính phủ ông Gaddafi, giao tòa đại sứ Libya cho TNC. Canada cũng sắp làm như vậy. Trớ trêu nhất là Anh công nhận TNC đúng vào ngày một số thành viên của tổ chức này bắn chết rồi đốt xác tham mưu trưởng của mình.

“Điểm đen” trong TNC

Một ngày sau khi giải tán Ban Chấp hành TNC mà giới truyền thông gọi là “chính phủ” phe nổi dậy, ngày 9-8, ông Jalil ra lệnh tất cả các tay súng thuộc các phe phái phải gia nhập  quân đội giải phóng quốc gia với hy vọng tái lập trật tự về mặt quân sự.

Động thái trên được Bộ Ngoại giao Anh và Bộ Ngoại giao Mỹ ca ngợi là can đảm, dám đối mặt với thực tế.  Trong khi người Anh diễn giải TNC chứng tỏ “sức mạnh và trưởng thành” thì người Mỹ cho đó  là “một bước tiến quan trọng bảo đảm với người dân Libya rằng với việc cải tổ chính phủ, TNC cho thấy ban lãnh đạo thực sự dân chủ và minh bạch”.

Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy. Báo cáo ngày 12-5-2011 của  các chuyên gia Pháp sau chuyến đi thực tế ở Benghazi, “thủ đô” phe nổi dậy, cho rằng cơ cấu TNC có nhiều “điểm đen”.
 
Ví dụ, TNC có 31 thành viên nhưng chỉ có tên 13 người được công bố. Tên tuổi 18 thành viên đại diện cho miền Tây Libya còn lại phải giữ bí mật vì “lý do an ninh”, điều mà các chuyên gia Pháp cho rằng không thuyết phục.
 
Trong nội bộ TNC luôn xảy ra xung đột giữa phái cựu quan chức chính phủ  Gaddafi và phái Libya lưu vong chiếm hầu hết các vị trí quan trọng trong Ban Chấp hành TNC.
 
Điển hình là cuộc đấu đá giành quyền chỉ huy lực lượng quân sự  giữa tướng Younes và  Khalifa Hiftar, cựu tướng lĩnh trong quân đội Libya sống lưu vong ở Mỹ nhiều năm qua và “thân thiết” với CIA. Rốt cuộc, Younes giành được chức tham mưu trưởng nhưng không thọ.

Sau cái chết của tướng Younes, phái lưu vong nhận thêm một thất bại khác. Việc ông Jalil giải tán “chính phủ”, theo tuần báo L’Express, cũng đồng nghĩa với loại bỏ phái lưu vong ra khỏi  ban lãnh đạo phe nổi dậy.

Benghazi bất ổn

Benghazi, thành phố lớn thứ hai của Libya với 632.000 dân, đang lâm vào cảnh vô chính phủ hơn bao giờ hết. Ngay sau khi được tin tướng Younes bị giết, các tay súng thuộc bộ tộc Abeidi làm loạn trước khách sạn Tibesti, nơi ông Jalil vừa tổ chức xong một cuộc họp báo quốc tế về cái chết của tướng Younes. 
 
Hàng loạt đạn AK-47 bắn vỡ các cửa kính khách sạn. Nhân viên bảo vệ vội vã lùa phóng viên quốc tế vào nơi an toàn. Một hình ảnh rõ ràng hết sức bất lợi cho TNC.

Ngày 31-7, có tin lực lượng an ninh của TNC đụng độ với các tay súng mà TNC mô tả là “nội gián” của Gaddafi hoạt động phá hoại trong thành phố.

Lực lượng quân sự phe  nổi dậy Libya bao gồm các bộ tộc, cựu quan chức, quân nhân chế độ Gaddafi và những người tình nguyện.
 
Một số tay súng bộ tộc tự xưng là Lữ đoàn Cách mạng - trong đó có nhóm Obaida bin Jarrah, được cho là thủ phạm giết tướng Younes - được TNC công nhận bên cạnh quân đội quốc gia  bao gồm chủ yếu cựu quân Gaddafi.
 
Các Lữ đoàn Cách mạng vốn nghi ngờ ý đồ của quân đội quốc gia luôn giữ một khoảng cách nhất định. Do đó, lệnh hợp nhất quân sự của Chủ tịch Jalil, người từng phục vụ chế độ ông Gaddafi với chức vụ bộ trưởng tư pháp trước khi ngả sang phe nổi dậy, rất khó thực hiện.

Tờ The Independent tự hỏi không có một ban lãnh đạo thống nhất, không có kỷ luật về mặt quân sự làm sao phe nổi dậy có thể mong chờ một chiến thắng giòn giã đánh bại ông Gaddafi.

Phóng viên nhật báo Pháp Le Figaro cho biết TNC không chỉ bất lực trong việc gìn giữ trật tự đường phố “thủ đô”. Về mặt quân sự, họ cũng không hưởng được bao nhiêu hai lợi ích quan trọng mà các nước phương Tây dành cho họ.
 
Đó là sự yểm trợ của không quân NATO kể từ tháng 3 và vũ khí hiện đại mà Pháp và Qatar cung cấp cho họ kể từ đầu tháng 6. Hơn 5 tháng qua, phe nổi dậy không thể tiến nhanh đến Tripoli như ông Jalil từng tuyên bố một cách lạc quan “chỉ trong vài tuần sẽ dứt điểm”.

Kỳ tới: Kế hoạch tuyệt mật của TNC

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo