xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhật ký 21 giờ: Ai cứu được con tôi? (Phần 2)

P.M.K

(NLĐO)- Mẹ nó vào phòng nằm khóc, bảo: “Nó ngày càng quá quắt, không còn coi cha mẹ ra gì, có hành động và lời lẽ vô cùng mất dạy". Nó nói: "Thà làm chó nhà người ta còn hơn làm con nhà này”. Mình cũng không hiểu được sao gia đình này lại có đứa con như vậy

 
Không thể bỏ con (*)
 
Sáng thứ hai (26-4-10)
 
Nó dậy ăn sáng và đi học, không mang giày. Hỏi: Sao không mang giày?  Cô cho mang dép.
 
Học hành đàng hoàng, giỏi giang theo truyền thống hiếu học của gia đình đó là điều tất nhiên.
 
Nhớ năm rồi mình có gọi điện về nội khoe với mấy chú là thằng L. hiện nay nó học rất giỏi, sức học có thừa, sách nâng cao cũng giải được nhiều bài. Cô N. mở lớp dạy thêm toán dạy buổi chiều. Sau mỗi buổi học về có hỏi thăm học được không? Nó khoe là học tốt, thầy cho bài tập ở sách giáo khoa chỉ làm tích tắc là xong, sau đó chỉ bài cho một bạn học lớp 9 (lúc nó đang học lớp 8).
 
Cứ đem sự giáo dục của gia đình mình ra so sánh với nhiều gia đình khác thì không tha kém thậm chí có thể xếp loại là gia đình có giáo dục tốt...
 
1-5-10 (sáng thứ bảy)
 
Hôm thứ năm  (29/4) có một ngày không thể tồi tệ hơn.
 
Sáng hôm ấy vẫn cái điệp khúc, mẹ nó lên lầu đánh thức để đi học, ít ra cũng mất 20 phút, rồi cũng dậy ăn sáng và đi học như mọi hôm.
 
Đến trưa học về không ăn cơm, phát hiện điện thoại đã bị xem tin nhắn, nó kêu mẹ để hoạnh  họe bằng từ ngữ và hành động không thể chấp nhận được (không thể ghi ra đây).
 
img
Ảnh minh họa từ internet
 
Gia đình ăn cơm trưa xong, mình vào phòng nghỉ để tránh cái cảnh phải nhìn thấy nó xin tiền để đi chơi như mọi hôm. Trong phòng nghe loáng thoáng tiếng “chó nhà người ta” cứ tưởng chó nhà ai đó cắn dép của nó.
 
Và tiếng cửa sắt đóng sầm.
 
Mẹ nó vào phòng nằm khóc, bảo rằng: “Nó ngày càng quá quắt không còn coi cha mẹ ra gì, có hành động và lời lẽ vô cùng mất dạy". Nó nói: "Thà làm chó nhà người ta còn hơn làm con nhà này”. Mình cũng không thể nghĩ ra được tại sao gia đình này lại có một đứa con như vậy.
 
Và khi dắt xe ra khỏi nhà còn bảo rằng đi luôn có chết cũng không về cái nhà này nữa.
 
Sau khi nó đi cả nhà vào phòng đóng cửa, mẹ nó vẫn nằm khóc đây. Nói nhau rằng có thể hôm nay nó sẽ chết bằng tự tử, hoặc lang thang đầu đường xó chợ nào đó, rồi ít hôm sau nó cũng kiệt sức rồi chết. Thế là đã mất đi một đứa con, từ lúc chào đời, sống mươi lăm năm, ngắn ngủi quá!
 

img

Không thể bỏ con cho dù quá giận, nó còn quá nhỏ để suy nghĩ ra điều đúng, điều sai - Nó sẽ đi đâu? ở đâu? hay nó đã chết rồi? Chiều hôm ấy có dượng Chín - khoảng 6h chia nhau hai ngã - dượng Chín sẽ tìm hướng trường học nơi tập trung các tiệm net.
 
Hai vợ chồng tìm hướng hỏi thăm ở nhà Cu H. vì nghe đâu chiều nay có tiết dạy thêm Văn tại nhà H. Đến nhà thấy dạy thêm gọi điện thoại cô giáo thì cô nói rằng hôm nay là ngày sinh nhật cô. L. có hứa đi chúc mừng ở nhà cô nhưng giờ này không thấy.
 
Vừa xong thì nghe điện thoại dượng Chín báo là đã tìm được nó đang ngồi chơi game ở quán net 858, đối diện quán thịt mèo ở khu 18B. Hai anh em cùng ngồi ở quán thịt mèo để mẹ nó vào gặp. Khoảng 15 phút sau mẹ nó ra bảo rằng nó không về, và lạnh lùng bảo mẹ “về đi”.
 
img
Game bạo lực tràn ngập trên mạng (Nguồn: Internet)
 
Khoảng 8h tối mẹ nó buồn bỏ về ngoại sau đó dì Tư và dì Chín cùng ra. Dì Tư vào bảo về, nó hẹn 9h, sau đó dì Tư mua chai trà xanh cho nó uống đến 9h thì cũng tập trung về ngoại và ở luôn trong ngoại đến nay (2/5).
 
Phải chăng do bản tánh con người. Có câu “sanh tử bất sanh tâm, sanh ngựa vô sanh giác” hay “cha mẹ sanh con, trời sanh tánh” - Ông bà mình ngày xưa nói ít có sai, bản tánh con người thì có tánh tốt, tánh xấu.
 
Mong sao cho con mình đã đến nông nỗi này nhưng không phải do nơi bản tánh mà là do ở nguyên nhân nào khác, sợ câu “giang sơn dễ đỗi, bản tánh khó dời”.
 
Mẹ nó nói: “Cứ ngỡ như chiêm bao, không thể tưởng tượng, không thể nghĩ ra được là nhà mình có một đứa con như vậy".
 
Mình cũng nghĩ là nếu nó không ham học thì tà tà nó cũng hết phổ thông (mới suy nghĩ vậy thời gian gần đây thôi) chứ chuyện cứng đầu cứng cổ, hay có hỗn hào với ông bà cha mẹ thì mình không bao giờ nghĩ đến.
 
Cái tên mà chính mình đã đặt cho nó theo từ điển Hán Việt có nghĩa là trong sáng. Chính mình đã suy nghĩ điều đó trước và hơn cả kim tiền.
 
Mười lăm tuổi, tuy chưa đủ trí khôn để biết những chuyện lớn nhưng những chuyện tối thiểu của những người không học cũng biết mà nó lại không biết!
 
Ít ra nó cũng một vài lần nghe câu hát ru con:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
---------
 

Chúng tôi sẽ đăng tiếp nhật ký này lúc 21 giờ vào các ngày sau. Ngày mai 9-9, trên Báo in Người Lao Động tiếp tục đăng loạt bài "Game bạo lực và những đại bi kịch". Mời bạn đọc đón xem.

 
(*): Tít bài trích từ nhật ký của ông P.M.K
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo