xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Muôn chuyện "ô sin": Một lòng với chủ

QUÝ HIỀN

Ngoài những “ô sin” phản chủ, trên thực tế có không ít người làm công việc giúp việc nhà đã để lại ấn tượng tốt cho gia chủ

“Thiếu người giúp việc như mất đi cánh tay phải!”. Lời tự sự này của một chủ nhà nghe có vẻ hơi quá nhưng đó là thực tế đối với không ít gia đình trong đời sống luôn bộn bề với con cái và công việc. Ngoài những “ô sin” phản chủ, trên thực tế có không ít người làm công việc giúp việc nhà đã để lại ấn tượng tốt cho gia chủ.

Xem “ô sin” như quản gia

Con gái đầu của chị Thanh Hương (ngụ quận Phú Nhuận-TPHCM) tròn 6 tuổi cũng là ngần ấy thời gian “ô sin” gắn bó với gia đình chị. Chị Hương cho biết  người giúp việc cho gia đình chị vốn là bà con xa phía gia đình chồng nên chị nhờ vào TP ở để chăm em bé lúc chị mới sinh và phụ giúp việc nhà. “Lúc nào, tôi cũng xem chị ấy như chị em nên giữa chúng tôi không có khoảng cách. Cái gì không vừa lòng, tôi góp ý thẳng thắn nhưng chân tình để chị ấy không có cảm giác chủ - tớ!” - chị Hương kể.
img
Người giúp việc đang làm việc theo giờ cho một gia đình ở quận 11-TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Còn chị Thảo Trang, chủ một DNTN chuyên sản xuất hàng may mặc ở quận Tân Bình-TPHCM, lại xem người giúp việc như một quản gia. Chị Trang tâm sự: “Lúc đầu, tôi chỉ muốn người giúp việc phụ giúp cơm nước, dọn dẹp nhà cửa. Thế nhưng dần dà cô ấy thể hiện bản tính nhanh nhẹn, quán xuyến tốt việc nhà, đặc biệt là đức tính trung thực nên tôi không ngại giao phó việc mua sắm vật dụng, trả tiền điện nước, điều hành xe cộ… giúp tôi. Bây giờ, cô ấy đúng là một quản gia!”.

Còn phương châm của chị Hồng Nhung (ngụ khu dân cư Bình Trị Đông, quận Bình Tân -TPHCM) là không bao giờ dùng từ “ô sin” với người giúp việc. “Có khách đến chơi, vợ chồng tôi đều giới thiệu là em ở quê hay chị bà con để họ cảm thấy được tôn trọng, ngay cả với con cái, chúng tôi cũng dặn dò phải nghe lời và xem người giúp việc như anh chị trong nhà. Được đối xử như vậy thì bao giờ họ cũng hết lòng với mình” - chị Nhung chia sẻ.

Giúp gia chủ là giúp chính mình!

Có một ngôi nhà ở Quảng Nam nhưng gần 10 năm nay cô Lành xem căn nhà của gia đình chị Thủy ở quận 7 - TPHCM như ngôi nhà thứ hai của mình. Trò chuyện với chúng tôi, cô Lành vui vẻ: “Tôi chăm tụi nhỏ ngay từ khi còn đỏ hỏn nên xem các cháu như cháu của mình. Tôi làm không chỉ để lĩnh lương, làm cho hết việc mà xem việc giúp gia chủ cũng như giúp con cháu mình”.
Theo cô Lành, đã là người giúp việc thì phải siêng năng, chịu khó và nắm bắt tính cách của gia chủ để làm vừa lòng họ. Song, đức tính cần nhất vẫn là trung thực và thành tâm thì dù làm nghề gì cũng được tôn trọng. Khác với cô Lành, chị Thao (ngụ chung cư Thanh Đa, quận Bình Thạnh -TPHCM) không giấu giếm khi cho biết lương của chị  là nguồn thu nhập chính của gia đình. Hiện chị  nuôi 3 đứa con cùng chị của mình bằng số tiền thu nhập từ nghề giúp việc gần 7 triệu đồng/tháng.
Chị Thao cho biết: “Tôi làm theo giờ. Hiện tôi đang giúp việc cho 8 gia đình, chủ yếu là lau chùi, dọn dẹp nhà cửa. Thù lao mỗi giờ từ 25.000-35.000 đồng, có khi mình làm tốt gia chủ bồi dưỡng thêm”. Nhìn nhận công việc của mình là một nghề chân chính, chị Thao luôn quan niệm: Sẵn sàng làm hài lòng chủ nhà và hơn hết là phải tạo được lòng tin với gia chủ!

Còn chị Hoàng Chi (nhà ở phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức -TPHCM) chia sẻ kinh nghiệm tìm người giúp việc: “Tôi thích tìm “ô sin” làm theo giờ, hết việc đi về hơn là ở chung với gia đình. Khi người giúp việc làm theo giờ, chủ nhà có thể quan sát được cung cách làm việc, thái độ của họ, có gì không vừa lòng thì chấn chỉnh ngay. Hiện người giúp việc cho gia đình tôi là một sinh viên, mỗi ngày làm từ 17 giờ đến 20 giờ. Sau khi tôi đón con từ trường mầm non về, cô ấy giúp tôi tắm cho cháu, nấu cơm, rửa chén và lau dọn nhà. Cô sinh viên này rất siêng năng, nắm việc nhanh nên tôi rất ưng ý!”.

Người giúp việc tuyệt vời!

Ông Lê Quang Ngộ (80 tuổi, ngụ quận 3-TPHCM) xúc động khi lật lại những tấm ảnh lễ tang bà Trần Thị Quan (SN 1920, quê Quảng Nam), người giúp việc cho gia đình ông suốt 49 năm.

img
Ông bà Lê Quang Ngộ và con cháu tại lễ tang người giúp việc - bà Trần Thị Quan (ảnh do gia đình ông Ngộ cung cấp)
Ông Ngộ tự hào khi kể về người giúp việc: “Đó là một người giúp việc tuyệt vời, tất cả 9 đứa con tôi đều do một tay bà ẵm bồng, chăm sóc. Tôi làm nghề giáo, vợ tôi cũng tất bật việc mua bán nên một tay bà Quan chu toàn việc bếp núc, nhà cửa, đưa đón các cháu đi học…”. Tình cảm gia đình ông Ngộ dành cho người giúp việc này cũng rất đặc biệt, các con ông Ngộ khăng khít với bà Quan như người mẹ thứ hai.

Ngày bà Quan qua đời, do bà không còn người thân, gia đình ông Ngộ đã đứng ra lo hậu sự chu tất. Rất đông người trong xóm, họ hàng ông Ngộ đã đến viếng và tiễn đưa bà về nơi an nghỉ. Thể theo nguyện vọng của người giúp việc khi còn sống, toàn bộ số tiền bao năm dành dụm của bà Quan đã được gia đình ông Ngộ gửi làm từ thiện.

Ph.Dũng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo