xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chiến dịch truy sát Al-Awlaki

VĂN ANH

CIA đã mở chiến dịch truy sát mang mật mã “Objective Troy” 3 tuần trước khi phát hiện và bắn tan xác Anwar Al-Awlaki sáng 30-9

Chính Bộ Quốc phòng Yemen chứ không phải Mỹ là nơi đầu tiên loan báo tin Al-Awlaki bị máy bay không người lái bắn chết. Trong văn bản gửi phóng viên các báo, Bộ Quốc phòng Yemen tuyên bố: “Tên khủng bố Anwar Al-Awlaki đã bị tiêu diệt cùng với một số đồng bọn”.

Chết không toàn thây

Trong một thư điện tử khác, Chính phủ Yemen tuyên bố: “Al-Awlaki đã bị phục kích và tiêu diệt cách thị trấn Khashef, tỉnh Jawf, 8 km. Cuộc tấn công bắt đầu lúc 9 giờ 55 phút (giờ địa phương) ngày 30-9”.
Mohammed al-Basha, người phát ngôn Chính phủ Yemen, nhấn mạnh rằng nhờ tình báo Yemen chỉ điểm nơi ẩn trú và theo dõi đường đi nước bước của Al-Awlaki nên Mỹ mới có thể hành động.  Một quan chức Mỹ sau đó xác nhận tình báo Yemen đã hợp tác chặt chẽ với Mỹ.
img

Al-Awlaki (bên phải) tại Mỹ tháng 10-2001. Ảnh: GETTY IMAGES

Nhật báo The Washington Post (WP) dẫn lời một nhân chứng giấu tên (vì sợ bị trả thù) là một tộc trưởng ở tỉnh Jawf, kể lại máy bay không người lái Mỹ đã quần trong khu vực nhiều ngày trước.
Trong khi đó, Al-Awlaki đi qua đi lại như mắc cửi giữa hai tỉnh Marib và Jawf  suốt 3 tuần vì sợ bị phục kích ở miền Nam tỉnh Shabwa, nơi y từng ẩn náu dưới sự bảo bọc của bộ tộc có nhiều thế lực  của y.

Cũng theo lời các nhân chứng khác tại chỗ, vụ không kích diễn ra 2 đợt bằng tên lửa Hellfire lúc Al-Awlaki và đồng bọn (tất cả có 7 người, bao gồm một công dân Mỹ khác tên là Samir Khan) vừa ăn sáng xong và đi bộ đến chỗ đậu xe cách nhà khoảng 65 m.
Al-Awlaki bị bắn tan xác trong đợt pháo thứ hai. Sau đó, dân làng đã chôn cất các thi thể không còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, theo nguồn tin chính thức của Mỹ, chỉ có 4 tên tình nghi là thành viên của Al-Qaeda bị giết, trong đó có 2 công dân Mỹ là Al-Awlaki và Samir Khan.

Nhiều giờ sau khi vụ việc kết thúc, lai lịch máy bay không người lái tham gia cuộc phục kích vẫn không rõ ràng. Mãi đến chiều 30-9, kênh truyền hình CBS News mới tiết lộ đó là máy bay của CIA, phần nổi của một chiến dịch quân sự lớn của CIA phối hợp với JOSC, một đơn vị chỉ huy quân đội Mỹ chuyên thực hiện những chiến dịch đặc biệt.

Kế hoạch tiêu diệt Al-Awlaki bao gồm cả hoạt động của máy bay và vệ tinh do thám Mỹ theo dõi và giám sát Al-Awlaki trên cơ sở thông tin chỉ điểm của tình báo Yemen trong suốt 2 tuần liền.

Chiến thuật mới

Trong khi máy bay không người lái của CIA loại Predator xuất phát từ Djibouti vượt qua vịnh Aden vào Yemen tìm và diệt mục tiêu, máy bay chiến đấu loại Harrier ém trên tàu đổ bộ Mỹ đậu ngoài khơi Yemen sẵn sàng xuất kích và ném bom nếu máy bay không người lái của CIA bắn trượt mục tiêu.

Chiến dịch “Objective Troy”, theo nhận định của tờ WP, cho thấy chính sách chống khủng bố của Tổng thống Obama đã định hình ở 2 điểm mới, rút kinh nghiệm từ cuộc chiến chống khủng bố ở Iraq và Afghanistan.

img

Loại máy bay và vũ khí bắn chết Al-Awlaki. Ảnh: AP

Thứ nhất, tăng cường chủ trương tìm và diệt các thủ lĩnh Al-Qaeda bằng máy bay không người lái bởi tiết kiệm được chi phí, an toàn  và chính xác. Hiện nay, Mỹ đã bố trí một chùm căn cứ máy bay không người lái chung quanh hai nước Yemen và Somalia, hang ổ của AQAP, chi nhánh Al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập.

Chỉ huy chiến dịch truy sát Al-Awlaki nói trên là một bộ chỉ huy CIA mới toanh vừa được thiết lập trên bán đảo Ả Rập. Bộ chỉ huy này điều động máy bay không người lái của quân đội ở các căn cứ quân sự Mỹ ở Djibouti, Ethiopia và Seychelles.

Thứ hai, quân sự hóa ngành tình báo, nâng lên tầm cao mới sự hợp tác giữa CIA và JOSC. Osama Bin Laden và Al-Awlaki đều bị tiêu diệt theo phương thức này. Ngay ban lãnh đạo CIA và quân đội cũng có hiện tượng xóa nhòa ranh giới.
Leon E. Panetta, cựu giám đốc CIA, hiện nay là bộ trưởng quốc phòng. Tướng David H. Petraeus, cựu tư lệnh quân lực Mỹ ở Iraq và Afghanistan, cách đây chưa đầy một tháng được bổ nhiệm làm giám đốc CIA.

AQAP khó rã đám

Cái chết của Al-Awlaki được  các giới chức Washington mô tả là “một cú đấm trời giáng xuống AQAP”. Đúng là mất Al-Awlaki, Al-Qaeda và AQAP mất đi một cái loa tuyên truyền hữu hiệu nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là AQAP đã bị tê liệt.

Trong bài báo “Khi thủ lĩnh chết, khủng bố vẫn lan rộng” đăng trên tờ The New York Times, Jenna Jordan, một nhà nghiên cứu về chính sách công ở Đại học Chicago, nhận định rằng cái chết của Al-Awlaki có thể tạm thời đẩy AQAP lâm vào thế bất ổn nhưng chưa phải là “cú đấm chết người” đối với Al-Qaeda.

Theo tác giả Jordan, có nhiều bằng chứng cho thấy việc hạ sát các thủ lĩnh khủng bố - hay “chặt đầu” các tổ chức  khủng bố, nói theo thuật ngữ quân sự - hiếm khi chấm dứt luôn các hoạt động khủng bố. Ngược lại, các thủ lĩnh chết đi, các đệ tử trung thành tăng cường các hoạt động trả thù và khiến người dân có cảm tình nhiều hơn đối với họ.

“Tôi đã nghiên cứu gần 300 trường hợp thủ lĩnh của 96 tổ chức khủng bố - bao gồm Al-Qaeda và Hamas – bị bắt hoặc bị giết từ năm 1945 đến 2004, kết quả cho thấy  khả năng sụp đổ của các tổ chức này đã giảm đáng kể. Nhất là đối với những tổ chức  tồn tại trên 20 năm, có trên 500 thành viên, thì  khả năng sụp đổ  ít đi  nhiều. Điều này càng đúng với các tổ chức tôn giáo hoặc ly khai” - bà Jordan nhấn mạnh.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo