xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lãng phí nguồn lực sư phạm: "Ngành nào cũng vậy thôi !"

YẾN ANH thực hiện

Đó là nhận định của ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD-ĐT), khi nói về tình trạng lãng phí nguồn lực

* Phóng viên: Nhiều cử nhân sư phạm không có việc làm, dù tốt nghiệp loại khá, giỏi. Ông nghĩ sao về tình trạng này?

- Ông Hoàng Đức Minh: Chúng ta phải thẳng thắn với nhau rằng tổng thể giáo viên của ngành là thiếu nhưng nhiều nơi vẫn thiếu - thừa cục bộ. Tình trạng sinh viên sư phạm ra trường không xin được việc là không tránh khỏi. Việc tuyển dụng giáo viên đã được Bộ GD-ĐT phân cấp rất cụ thể trong Thông tư 62, Theo đó, các sở GD-ĐT sẽ chủ động chỉ đạo và lập kế hoạch tuyển dụng vào tháng 3, tháng 4 hằng năm và UBND tỉnh, thành sẽ phê duyệt chỉ tiêu.

* “Chưa có chỉ tiêu” là câu trả lời quen thuộc của nhiều sở GD-ĐT khi từ chối đề nghị xin việc của các cử nhân sư phạm. Làm cách nào giải bài toán hễ ra trường là thất nghiệp?

- Một mình Bộ GD-ĐT không thể giải được mà cần sự chung tay của nhiều bên, Bộ GD-ĐT và các sở GD-ĐT, thậm chí là cả phía sinh viên. Cùng với việc cơ quan quản lý Nhà nước làm tốt quy hoạch, các tỉnh, thành cũng phải xây dựng kế hoạch, chủ động thông báo rộng rãi nhu cầu tuyển; người được tuyển cũng phải nắm bắt thông tin tuyển dụng, phải xác định tương lai mình học ra có việc làm hay không. Có thể họ muốn về TP nhưng TP thừa giáo viên rồi thì phải chấp nhận về nông thôn, miền núi - những nơi có nhu cầu.

* Có ý kiến cho rằng cần thiết phải đào tạo theo nhu cầu sử dụng của xã hội để tránh lãng phí, ông nghĩ sao?

- Đào tạo theo địa chỉ đã thực hiện nhiều năm, các địa phương thực hiện cử tuyển cũng đã chọn theo đúng nhu cầu ngành nghề và kết nối đối với các cơ sở đào tạo. Về đào tạo theo đặt hàng, các nơi cũng đã thực hiện và sau hội nghị các trường sư phạm, Bộ GD-ĐT cũng đã chuẩn bị ban hành chương trình phát triển các trường sư phạm đến năm 2020. Đào tạo theo đặt hàng cũng là một nội dung quan trọng được đưa ra bàn và sẽ làm mạnh hơn trong thời gian tới. Chúng tôi hy vọng sự kết nối của những trường sư phạm với các cơ sở sử dụng sẽ thông thoáng hơn, có luồng chảy rõ hơn.

* Đầu vào của sinh viên sư phạm thấp sẽ dẫn đến chất lượng đào tạo hạn chế và hệ quả của nó là chất lượng giáo dục sẽ thấp theo?

- Chưa có số liệu tổng kết về mùa tuyển sinh năm nay của Vụ Giáo dục ĐH nên cũng khó có thể khẳng định chắc chắn điều gì. Tuy nhiên, theo tôi, việc phát triển đội ngũ của ngành là nhiệm vụ phải thúc đẩy chứ không chỉ vì chất lượng đầu vào. Nên tôn trọng chất lượng đầu vào của mỗi ngành theo lựa chọn của thí sinh. Không phải chỉ ngành giáo dục mà nhiều ngành khác cũng lúc trồi lúc sụt theo thực tế nhưng không có nghĩa đó là bức tranh bi đát mà còn có quá trình đào tạo rồi bồi dưỡng lâu dài. Theo tôi, đầu vào không quyết định được toàn bộ.

* Cử nhân sư phạm thất nghiệp khiến kiến thức bị mai một, đây là sự lãng phí lớn. Làm sao giải quyết thấu đáo tình trạng này?

- Tôi nghĩ kiến thức mỗi người được đào tạo trong trường là một chuyện, còn qua quá trình làm việc sẽ được bổ sung rất nhiều. Chưa ai cân đo đong đếm rằng vừa đào tạo nhân lực ra và sử dụng ngay thì không lãng phí. Không làm ngành này thì có thể làm ngành khác và kiến thức đó có thể được sử dụng gián tiếp.
img
Tốt nghiệp Khoa Toán Trường ĐH Quảng Nam từ tháng 6-2011, Phan Ngọc Linh (ngụ huyện Quế Sơn - Quảng Nam) đã nộp hồ sơ xin việc khắp nơi nhưng đến nay vẫn chưa có nơi nào nhận. Hiện cô đang phụ mẹ... chăn trâu.
Ảnh: Bích Vân

* Cử nhân sư phạm phải đi làm công nhân mà không lãng phí sao, thưa ông?

- Ngành khác cũng vậy thôi. Học xong ngành này nhưng làm việc ở ngành khác là điều đang xảy ra trong xã hội. Đây không phải là vấn đề của một ngành, một cá nhân mà nhiều nơi phải cùng chung tay khắc phục. Bài toán của cả nước là làm sao tuyển dụng phải gắn kết với đào tạo, vì vậy Chính phủ mới yêu cầu phải có quy hoạch nhân lực, không chỉ riêng sư phạm mà tất cả các ngành.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã từng yêu cầu các địa phương phải là kênh cung cấp thông tin để các cơ sở đào tạo và nơi sử dụng kết nối với nhau, các bộ chủ quản là nơi cung cấp thông tin tổng thể cho địa phương. Cần giải bài toán này từ việc quy hoạch và thông tin hai chiều. Khi cung - cầu chưa gắn bó với nhau thật rõ ràng, người được sử dụng cũng chưa có những thông tin đầy đủ thì chắc chắn vẫn có những khoảng cách.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo