xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lãng phí tài năng thủ khoa

Bài và ảnh: Yến Anh

Làm thế nào để không lãng phí tài năng thủ khoa là câu hỏi không dễ trả lời khi có đến 80% thủ khoa tốt nghiệp ĐH tự đi kiếm việc làm sau khi được tuyên dương thành tích tại Văn Miếu Quốc Tử Giám

Cuộc hội thảo với chủ đề cùng tên đã được tổ chức chiều 15-11 tại Hà Nội với sự tham gia của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và các thủ khoa xuất sắc với mong muốn tìm được câu trả lời.

Ông Nguyễn Hữu Oanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thủ khoa Việt Nam, cho rằng để không lãng phí tài năng thủ khoa phải sử dụng họ và quan trọng hơn cả là hiểu họ, biết họ cần gì. Người sử dụng lao động phải có tâm, có tầm khi tuyển dụng nhân viên. Những người giỏi thường là những người sống thẳng thắn, có lòng tự trọng cao và tự tin. Họ không dùng tiền để đi xin việc.

Lý thuyết là vậy, nhưng lý thuyết dường như khó đi vào cuộc sống. Trò chuyện với phóng viên Báo Người Lao Động, Phạm Thị Huệ, thủ khoa Trường ĐH Văn hóa Hà Nội năm 2011, nói hiện em vẫn chưa tìm được việc làm. Không được cộng điểm hay bất kỳ chính sách ưu tiên nào khác khi thi tuyển vào làm công chức ở ĐH Luật Hà Nội và Thư viện Quốc gia Hà Nội trong đợt thi tuyển tháng 10 vừa qua, Phạm Thị Huệ cho biết nếu không tìm được việc tại thủ đô thì sẽ về quê tìm việc.

img
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chụp ảnh lưu niệm cùng các thủ khoa
Dưới góc độ người tuyển dụng, ông Nguyễn Đức Thuận, Tổng Giám đốc Công ty Kinh tế Kỹ thuật công nghệ, Bộ Quốc phòng, cho biết vài năm gần đây, công ty chưa tuyển dụng một thủ khoa nào. Một số sinh viên khá giỏi đã được nhà trường giới thiệu vào công ty song tất cả đều phải qua thời gian thử thách. Quan trọng là người được tuyển dụng có làm được việc hay không chứ không phải họ là thủ khoa hay không.
Ông Nguyễn Văn Du, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank), cũng cho biết ngân hàng này không có chính sách ưu đãi đặc biệt nào dành cho các thủ khoa trong việc tuyển dụng, các ứng viên vẫn phải tham gia thi tuyển. Ở VietinBank, người giỏi được nhận ưu đãi như lương cao hơn hoặc được nâng lương trước thời hạn hoặc cấp học bổng đi học nước ngoài.

Thiếu tướng – PGS Lê Văn Cương, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khoa học Phát triển nguồn nhân lực - nhân tài Việt Nam, từng tâm sự chúng ta mới sử dụng một phần nhỏ, thậm chí rất nhỏ, các nhân tài. Đây là sự lãng phí lớn nhất của Việt Nam trong suốt 3 thập kỷ qua (đúng hơn là từ sau năm 1975). GS Dương Phú Hiệp, Viện Khoa học Xã hội, nhắc đến tình trạng những thần đồng được tung hô rầm rộ một thời nhưng rốt cuộc bị thui chột vì không được trọng dụng. Có người đoạt giải trong các cuộc thi quốc tế nhưng về sau phải chấp nhận làm một nghề không đúng với sở trường của mình. Tới 80% thủ khoa tốt nghiệp ĐH tự đi kiếm việc làm sau khi được tuyên dương thành tích tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Thu nhập thấp, khó giữ chân

Nguyễn Ngọc Dũng, thủ khoa Trường ĐH Mỏ - Địa chất năm 2011, cho biết mình may mắn được giữ lại trường. Tuy nhiên, mức lương mà trường dành cho giảng viên trẻ chỉ hơn 1,9 triệu đồng, tổng thu nhập khoảng 3-4 triệu đồng/tháng. Theo Dũng, thu nhập như vậy rất khó có thể giữ chân anh ở lại lâu dài với nơi làm việc của mình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo