xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

QH đồng ý Luật biểu tình, “bác” Luật nhà văn

H.Thành

(NLĐO)- Sáng nay 26-11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết đưa dự án Luật biểu tình vào chương trình chuẩn bị xây dựng luật và pháp lệnh nhiệm kỳ này, đồng thời “bác” dự án Luật nhà văn.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự án Luật biểu tình được đưa vào chương trình chuẩn bị để thể chế hóa điều 69 của Hiến pháp năm 1992, tạo công cụ pháp lý để công dân thực hiện quyền của mình và Nhà nước quản lý, kiểm soát hoạt động biểu tình theo đúng pháp luật.

 

Một ngày trước (25-11), khi trả lời chất vấn của đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho rằng việc xây dựng Luật biểu tình là cần thiết. Thủ tướng khẳng định, luật này bảo đảm quyền tự do dân chủ của người dân và theo đúng Hiến pháp.

 

img
Đại biểu Đỗ Văn Vẻ chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
 
Thủ tướng cũng cho rằng Luật biểu tình phù hợp với đặc điểm lịch sử văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam, thông lệ quốc tế; đồng thời luật này cũng có yêu cầu là ngăn chặn những việc làm, những hành vi gây xâm hại đến an ninh trật tự, đến lợi ích của xã hội và nhân dân.

 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với ý kiến của nhiều đại biểu đối với dự án luật này là cần chỉ đạo, chuẩn bị kỹ về nội dung, cân nhắc thời điểm trình Quốc hội xem xét, thông qua để tránh việc lợi dụng biểu tình gây rối an ninh trật tự, làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

 

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau khi tiếp thu ý kiến của đại biểu, Ủy ban đề nghị rút khỏi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII 3 dự án: Luật nhà văn, Luật bảo vệ quyền riêng tư, Luật bảo vệ sức khỏe tâm thần vì phạm vi điều chỉnh, chính sách, nội dung cơ bản chưa được làm rõ.

 

Khi thảo luận về chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, đại biểu Nguyễn Minh Hồng (Nghệ An) đã đề xuất đưa Luật Nhà văn vào chương trình vì theo ông đó là “nguyện vọng của các nhà văn”.

 

Như vậy, theo Nghị quyết được đa số đại biểu thông qua, chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa 13 gồm 85 dự luật, 6 dự án pháp lệnh thuộc chương trình chính thức và 38 dự án luật, 3 dự án pháp lệnh thuộc chương trình chuẩn bị.

 

Trước đó, tại buổi thảo luận về chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, đại biểu Hoàng Hữu Phước (TPHCM) đề nghị loại Luật biểu tình khỏi chương trình cho rằng biểu tình là một sự ô danh và “Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh”.

 

Đại biểu Phước cũng cho rằng, đại đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn.

 

Trong khi đó, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) lại cho rằng, biểu tình là quyền cơ bản của người dân và cần thông qua luật này để không biến Việt Nam thành “ốc đảo dị thường trong thế giới hiện nay".
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo