xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nắm lấy thời cơ

Đỗ Chuyên

Hội nghị Thượng đỉnh Liên hiệp châu Âu (EU), cơ hội cuối cùng để cứu đồng tiền chung châu Âu euro, họp trong hai ngày 8 và 9-12 tại thủ đô Brussels - Bỉ, đã đạt được thỏa thuận thành lập một “hiệp ước liên chính phủ” quy định những quy tắc nghiêm ngặt về ngân sách để ngăn chặn sự tái diễn cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài trong 2 năm qua.

Thỏa thuận về “hiệp ước liên chính phủ” được 17 nước sử dụng đồng euro nhất trí ủng hộ và 6 nước EU khác tham gia, trừ nước Anh. Giới phân tích bình luận nhiều về “nguyên tắc vàng” của “hiệp ước liên chính phủ” là thắt chặt kỷ luật về ngân sách, xử phạt nặng nước nào để thâm hụt ngân sách quá 3% GDP và nợ công tương đương 60% GDP.

Sau hội nghị, các nhà lãnh đạo các nước sử dụng đồng euro vẫn phải thảo luận về tính pháp lý của thỏa thuận và tiến trình này khó tránh khỏi trắc trở. Bởi vì theo thỏa thuận đạt được tại Hội nghị Brussels, việc duy trì cân bằng ngân sách đòi hỏi tất cả các nước sử dụng đồng euro phải sửa đổi hiến pháp!
Pháp và Đức, hai nền kinh tế mạnh nhất của EU, đóng vai trò rất lớn trong việc thành lập “hiệp ước liên chính phủ” để cứu đồng euro. Báo Libération của Pháp viết: “Chỉ có sự hợp tác giữa Paris và Berlin mới đưa ra được giải pháp đáng tin cậy mà tất cả 17 nước sử dụng đồng euro có thể chấp nhận”. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tốn nhiều công sức để “hiệp ước liên chính phủ” đạt được sự thỏa thuận của 23 nước EU.
Sự hợp tác hiệu quả của hai nhà lãnh đạo “Merkozy” (cách gọi thân mật của giới truyền thông) được báo Libération phân tích: “Ông Sarkozy có đủ can đảm và nhanh nhạy nhưng thiếu sức mạnh, trong khi bà Merkel có thừa sức mạnh nhưng lại thiếu nhanh nhạy. Rõ ràng khu vực đồng euro không thể vận hành suôn sẻ và điều quyết định hiện nay là hai đầu tàu Pháp – Đức phải tìm được tiếng nói chung”.

Sự can đảm của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thể hiện đầy sức thuyết phục tại Hội nghị Brussels. Tại hội nghị, ông Sarkozy cảnh báo châu Âu đang đối mặt với hiểm họa chưa từng có do khủng hoảng nợ công và hội nghị lần này là cơ hội cuối cùng để cứu đồng euro. Ông nói: “Chưa bao giờ châu Âu nguy nan như bây giờ. Chưa bao giờ nguy cơ châu Âu tan vỡ lớn như hiện nay!”.

Các nhà quan sát cho rằng sức ép quốc tế đã phần nào tác động tới Hội nghị Brussels. Vài ngày trước hội nghị, cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s đã đe dọa hạ mức tín nhiệm tín dụng của 15/17 nước sử dụng đồng euro và nhiều ngân hàng lớn ở châu Âu, kể cả Pháp và Đức, trong 3 tháng tới nếu EU không tìm được giải pháp khẩn cấp khắc phục khủng hoảng nợ công.

Nhân dịp Hội nghị Brussels tìm giải pháp cứu đồng euro, nhiều chuyên gia kinh tế tên tuổi đã chỉ ra những nguyên nhân làm bùng nổ khủng hoảng  nợ công và hiểm họa đồng euro “bị xóa sổ”. Theo CNN, bà Kirsky Hughes trong Ban Giám đốc Trường Đại học Oxford (Anh) nêu ra 10 sai lầm đe dọa số phận đồng euro, trong đó 5 sai lầm lớn nhất là: Châu Âu thiếu tầm nhìn xa và chiến lược chính trị, quyền lực không chia đều trong quan hệ giữa các nước thành viên, sao nhãng vai trò của EU trên trường quốc tế, thiếu những nước cờ chính trị khôn ngoan và quyền lợi của công dân không được đặt ở vị trí hàng đầu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo