xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ký ức Em bé napalm

Bài và ảnh: QUANG LIÊM

“Đã tròn 40 năm kể từ lúc tôi đưa máy lên và bấm cho một khoảnh khắc có thể góp một phần nhỏ bé kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam” - Nick Út khơi gợi về bức ảnh chụp cô bé Kim Phúc năm nào

Tháng 3-2012 tại TPHCM, tôi gặp lại phóng viên chiến trường Nick Út (Huỳnh Công Út) trong dịp sinh nhật thứ 59 của ông và không quên nhắc lại tác phẩm để đời Napalm girl (Em bé napalm). Điều gì để một bức ảnh đoạt giải thưởng danh giá Pulitzer có thể sống mãi cùng thời gian? Điều gì để tấm ảnh đó đánh động cả dư luận thế giới trong những ngày đỉnh điểm của cuộc chiến ở Việt Nam? Đây cũng là những câu hỏi mà nhiều người đã đặt cho Nick Út.

Không chỉ bấm và bấm

Là một phóng viên chiến trường, với Nick Út không chỉ đơn giản là việc cầm máy và bấm nút. Ngày 8-6-1972, phát hiện cô bé 9 tuổi Kim Phúc gào thét chạy ra sau loạt 4 trái bom napalm do máy bay Mỹ ném vào ngôi làng nhỏ tại Trảng Bàng - Tây Ninh, tay máy 19 tuổi của hãng thông tấn AP đã phản xạ theo đúng chức năng nghề nghiệp: “Tôi giơ chiếc máy Leica lên và bấm, rồi lại bấm” - ông kể.

Thế nhưng, ngay khi “bấm và bấm”, khác với một số phóng viên ảnh xung quanh, Nick Út cùng bạn là phóng viên người Anh Christopher Wain đã lao ngay vào Kim Phúc và những chị em của cô để xối chai nước đang uống dở vào những vết phỏng. Cũng chính Nick Út đã ngay lập tức bế Kim Phúc đến Bệnh viện Củ Chi để cứu chữa. Điều này đã lý giải cho việc tại sao một bức ảnh không chỉ phản ánh thời sự thực tại mà nó còn gắn bó cùng Nick Út trong cả cuộc đời ông, cũng như sự trưởng thành từng ngày của Kim Phúc.

Trở về từ Bệnh viện Củ Chi, tráng phim xong, Nick Út thấy bức ảnh thể hiện rõ bản chất của cuộc chiến. Ông quyết định chuyển ảnh về AP Tokyo (Nhật). Thế nhưng, một biên tập ảnh của AP Sài Gòn không đồng ý gửi với lý do bức ảnh đó trần truồng quá, không sử dụng ở bên Mỹ được vì luật không cho phép chụp trẻ em như vậy đăng báo. Sau khi trưởng văn phòng AP Sài Gòn đi ăn trưa về, Nick Út giải thích: “Bom nổ quá tàn khốc, cô bé bị nóng quá, cởi quần áo để chạy”. Vậy là bức ảnh đó được gửi qua Tokyo và New York (Mỹ).

img

Ông Nick Út (trái) và phóng viên Christopher Wain cạnh tấm hình

Napalm girl tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh TPHCM vào tháng 3-2012

Mấy phút sau, văn phòng AP tại Sài Gòn nhận được điện thoại từ tổng hành dinh AP ở Mỹ ngợi khen bức ảnh quá xuất sắc. Ngay hôm sau, hầu hết các trang nhất những tờ báo lớn đều đăng bức ảnh này với tên chính thức The terror of war (Nỗi kinh hoàng của chiến tranh), hay còn được biết đến với tên Napalm girl. “Với tôi, đó không chỉ là bức ảnh mang tính thời sự mà còn diễn tả sự tàn khốc của chiến tranh, có thể thay đổi cả một cuộc sống không chỉ của một gia đình” - Nick Út bộc bạch.

Để có được bức ảnh này, với Nick Út, chính là ở bản thân người chụp. “Đơn cử như Napalm girl, tôi chụp khi đứng giữa chiến trường, khi bom napalm đang dội xuống ầm ầm, lửa cháy ở khắp nơi. Nếu sợ và trốn chạy, tôi sẽ không có bức ảnh ấy. Là phóng viên ảnh, để chụp được những khoảnh khắc giá trị cần phải can đảm” - ông nhận xét.

“Ân nhân của cả nhà tôi”

Với nhiều người dân ở Trảng Bàng, không chỉ Kim Phúc được cứu bởi phóng viên Nick Út. Có mặt trong bức ảnh Napalm girl ở bìa phải với bàn tay đang dắt người em trai nhỏ Hồ Văn Bôn, chị Hồ Kim Thiện, hiện vẫn sống tại Trảng Bàng, đã òa khóc khi bất ngờ thấy ông xuất hiện ngay tại nhà mình vào một sáng tháng 3-2012.

Thông qua Kim Phúc, hiện đang sống ở Canada, cùng với những phóng viên Việt Nam mà ông biết, Nick Út đã lặn lội từ Mỹ về để tìm lại ngôi làng ngày xưa. Ôm chặt “anh Hai Nick Út”, chị Thiện nghẹn ngào: “Đây là ân nhân của cả nhà tôi. Nếu không có anh ấy, chắc tôi cùng gia đình đã bị bỏ mặc cho cháy sém”.

Dù cuộc chiến đã kết thúc từ lâu nhưng cùng với người em, chị Thiện vẫn bị ám ảnh dai dẳng. “Mỗi lần nghe tiếng động lớn hay tiếng máy bay là tôi lại nghĩ tới việc núp ngay vào gầm giường, chưa kể chứng nhức đầu triền miên” - chị cho biết. Anh Hồ Văn Bôn bồi hồi: “Đó cũng là ngày khó quên nhất trong cuộc đời tôi. Mọi chuyện xảy ra quá nhanh và tôi chỉ biết nếu không có những người như Nick Út, có lẽ tôi không còn lành lặn như bây giờ”.

Ba lần bị thương

Năm 2005, Napalm girl được tôn vinh là một trong 10 bức ảnh báo chí đáng ghi nhớ nhất trong vòng 50 năm qua của Tổ chức Nhiếp ảnh báo chí thế giới (World Press Photo). Napalm girl và chiếc máy ảnh Leica mà Nick Út chụp đã được Viện Bảo tàng Anh mượn trong 10 năm, đến 2012.

Là phóng viên ảnh của AP từ năm 16 tuổi, sau cái chết của người anh là Huỳnh Thanh Mỹ - cũng là phóng viên AP, Nick Út nhanh chóng trở thành một phóng viên chiến trường năng nổ. Ông từng 3 lần bị thương

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo