Tháng 3-2012 tại TPHCM, tôi gặp lại phóng viên chiến trường Nick Út (Huỳnh Công Út) trong dịp sinh nhật thứ 59 của ông và không quên nhắc lại tác phẩm để đời Napalm girl (Em bé napalm). Điều gì để một bức ảnh đoạt giải thưởng danh giá Pulitzer có thể sống mãi cùng thời gian? Điều gì để tấm ảnh đó đánh động cả dư luận thế giới trong những ngày đỉnh điểm của cuộc chiến ở Việt Nam? Đây cũng là những câu hỏi mà nhiều người đã đặt cho Nick Út.
Không chỉ bấm và bấm
Là một phóng viên chiến trường, với Nick Út không chỉ đơn giản là việc cầm máy và bấm nút. Ngày 8-6-1972, phát hiện cô bé 9 tuổi Kim Phúc gào thét chạy ra sau loạt 4 trái bom napalm do máy bay Mỹ ném vào ngôi làng nhỏ tại Trảng Bàng - Tây Ninh, tay máy 19 tuổi của hãng thông tấn AP đã phản xạ theo đúng chức năng nghề nghiệp: “Tôi giơ chiếc máy Leica lên và bấm, rồi lại bấm” - ông kể.
Thế nhưng, ngay khi “bấm và bấm”, khác với một số phóng viên ảnh xung quanh, Nick Út cùng bạn là phóng viên người Anh Christopher Wain đã lao ngay vào Kim Phúc và những chị em của cô để xối chai nước đang uống dở vào những vết phỏng. Cũng chính Nick Út đã ngay lập tức bế Kim Phúc đến Bệnh viện Củ Chi để cứu chữa. Điều này đã lý giải cho việc tại sao một bức ảnh không chỉ phản ánh thời sự thực tại mà nó còn gắn bó cùng Nick Út trong cả cuộc đời ông, cũng như sự trưởng thành từng ngày của Kim Phúc.
Trở về từ Bệnh viện Củ Chi, tráng phim xong, Nick Út thấy bức ảnh thể hiện rõ bản chất của cuộc chiến. Ông quyết định chuyển ảnh về AP Tokyo (Nhật). Thế nhưng, một biên tập ảnh của AP Sài Gòn không đồng ý gửi với lý do bức ảnh đó trần truồng quá, không sử dụng ở bên Mỹ được vì luật không cho phép chụp trẻ em như vậy đăng báo. Sau khi trưởng văn phòng AP Sài Gòn đi ăn trưa về, Nick Út giải thích: “Bom nổ quá tàn khốc, cô bé bị nóng quá, cởi quần áo để chạy”. Vậy là bức ảnh đó được gửi qua Tokyo và New York (Mỹ).
Ông Nick Út (trái) và phóng viên Christopher Wain cạnh tấm hình
Napalm girl tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh TPHCM vào tháng 3-2012
Để có được bức ảnh này, với Nick Út, chính là ở bản thân người chụp. “Đơn cử như Napalm girl, tôi chụp khi đứng giữa chiến trường, khi bom napalm đang dội xuống ầm ầm, lửa cháy ở khắp nơi. Nếu sợ và trốn chạy, tôi sẽ không có bức ảnh ấy. Là phóng viên ảnh, để chụp được những khoảnh khắc giá trị cần phải can đảm” - ông nhận xét.
“Ân nhân của cả nhà tôi”
Với nhiều người dân ở Trảng Bàng, không chỉ Kim Phúc được cứu bởi phóng viên Nick Út. Có mặt trong bức ảnh Napalm girl ở bìa phải với bàn tay đang dắt người em trai nhỏ Hồ Văn Bôn, chị Hồ Kim Thiện, hiện vẫn sống tại Trảng Bàng, đã òa khóc khi bất ngờ thấy ông xuất hiện ngay tại nhà mình vào một sáng tháng 3-2012.
Thông qua Kim Phúc, hiện đang sống ở Canada, cùng với những phóng viên Việt Nam mà ông biết, Nick Út đã lặn lội từ Mỹ về để tìm lại ngôi làng ngày xưa. Ôm chặt “anh Hai Nick Út”, chị Thiện nghẹn ngào: “Đây là ân nhân của cả nhà tôi. Nếu không có anh ấy, chắc tôi cùng gia đình đã bị bỏ mặc cho cháy sém”.
Ba lần bị thương Năm 2005, Napalm girl được tôn vinh là một trong 10 bức ảnh báo chí đáng ghi nhớ nhất trong vòng 50 năm qua của Tổ chức Nhiếp ảnh báo chí thế giới (World Press Photo). Napalm girl và chiếc máy ảnh Leica mà Nick Út chụp đã được Viện Bảo tàng Anh mượn trong 10 năm, đến 2012. Là phóng viên ảnh của AP từ năm 16 tuổi, sau cái chết của người anh là Huỳnh Thanh Mỹ - cũng là phóng viên AP, Nick Út nhanh chóng trở thành một phóng viên chiến trường năng nổ. Ông từng 3 lần bị thương |
Bình luận (0)