xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Về Tam Nông ăn khô cá lóc

Theo Trần Trọng Triết (Cà Mau Online)

Và đến rồi mới biết, người dân ở vùng phèn chua thuộc các xã: Phú Thọ, Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành A, Tân Công Sính… đã bén duyên với con cá lóc. Dù cũng trải qua nhiều phen lận đận với giống cá này, nhưng nhiều nông dân ở đây vẫn không bỏ nghề nuôi cá lóc. Vì chính nhờ cá lóc mà cuộc sống của họ ngày càng khấm khá hơn.

Huyện Tam Nông nằm ở phía Bắc tỉnh Đồng Tháp, giáp huyện Tân Hồng và Hồng Ngự, phía Nam là huyện Thanh Bình, phía Đông giáp tỉnh Long An và huyện Tháp Mười, phía Tây là con sông Tiền làm ranh giới với An Giang.
 
img
Phơi cá lóc - công đoạn cuối của quá trình làm khô cá lóc
 
Ở xã Phú Thọ, có ông Nguyễn Văn Dính mà người ta thường gọi là “vua cá lóc”, bởi ông là người đầu tiên khai sinh nghề nuôi cá lóc ở Đồng Tháp Mười. Anh Nguyễn Sỹ Điền, con trai thứ sáu của ông Dính kể, ban đầu, anh cũng như những hộ di dân khác, được Nhà nước cấp 3 ha đất. Vợ chồng mừng rỡ, gom góp tiền mua lúa giống gieo sạ. Đất phèn, lại gặp hạn nặng, lúa chỉ sống được hơn tháng, rồi khô héo dần. Cuộc sống đã nghèo lại càng nghèo thêm.
 
Nhiều hộ bỏ ra đi, riêng anh một mực bám trụ, quyết tâm chinh phục vùng đất khó. Anh tiếp tục tìm tòi những mô hình làm ăn mới. Đến những năm 1990, công cuộc khai phá Đồng Tháp Mười bắt đầu có hiệu quả, thấy người dân khắp nơi về Tam Nông sinh sống ngày càng đông, nguồn cá đồng tự nhiên bị khai thác cạn kiệt dần, anh nảy sinh ý định nuôi cá lóc đồng.
 
Thông thường, cứ đến tháng 4, tháng 5 âm lịch, mưa xuống thì cá lóc mẹ sinh sản rất nhiều. Thế là, anh đi vớt cá con (cá ròng ròng) đem về nuôi. Đến nay, gia đình anh có một trang trại gần 2 ha mặt nước, chuyên nuôi cá lóc thâm canh. Bình quân mỗi năm trang trại của anh Sỹ Điền cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh hàng trăm tấn cá lóc thương phẩm, thu nhập cả tỷ đồng.
 
Thấy gia đình anh Nguyễn Sỹ Điền nuôi cá lóc đạt hiệu quả cao, nhiều hộ chung quanh bắt đầu xẻ mương, đào ao chuyển sang nuôi cá lóc. Nhiều người ở Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành A, Tân Công Sính, kể cả Cà Mau, An Giang, Kiên Giang… cũng tìm đến học hỏi mô hình nuôi cá lóc của anh.
 
Tại xã Phú Thọ, ngoài nghề ương cá lóc giống còn có nghề làm khô cá lóc rất nổi tiếng. Cơ sở sản xuất khô cá lóc của chị Nguyễn Thị Tiền ở ấp A, xã Phú Thọ, là một trong những cơ sở lớn và lâu năm ở Tam Nông.
 
Sản phẩm khô cá lóc ở Tam Nông có hương vị đặc trưng rất riêng và đây cũng là bí quyết gia truyền… Hầu hết những sản phẩm khô cá lóc ở đây đều được làm thủ công và phơi dưới ánh nắng mặt trời. Sản phẩm làm ra được thị trường rất ưa chuộng, có lẽ cũng nhờ cái duyên của vùng đất Tam Nông.
 
Ngoài ra, Tam Nông cũng rất nổi tiếng với mắm cá lóc được nhiều người phương xa ưa thích. Nhà văn Đoàn Giỏi, nguyên quán ở Tiền Giang, khi xa cách quê hương Nam Bộ, tập kết ra Bắc, nhớ tha thiết món mắm lóc trứ danh, đã chuyển lời qua tác phẩm “Đất rừng phương Nam”.
 
Thử nghe một đoạn ông rao hàng: “… Nam Bộ ai mà không biết ăn mắm. Từ những thị tứ đông đúc, đến các nơi hẻo lánh xa xôi, bất cứ chợ lớn, chợ nhỏ nào cũng đều có bán mắm. Mà mắm lóc trứ danh lừng lẫy từ xưa nổi tiếng khắp Nam Kỳ lục tỉnh là mắm Đồng Tháp Mười và Long Xuyên”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo