xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ ủng hộ các nước “bị đe dọa” ở biển Đông

Hoàng Phương

Các quan chức cấp cao Mỹ hôm 23-5 đã thúc giục Thượng viện phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)

Các quan chức Mỹ cho rằng việc phê chuẩn UNCLOS mang lại nhiều lợi ích kinh tế và quân sự cho Mỹ. Tại phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, cả Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta còn cho rằng hiệp ước trên là cần thiết để tăng cường sự tín nhiệm của Mỹ khi nước này tìm cách đối phó với những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông và lời đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz của Iran.

Ngoại trưởng Hillary Clinton cho rằng việc không phê chuẩn UNCLOS đã làm suy yếu sự hậu thuẫn của Mỹ dành cho các đồng minh trong cuộc tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông. Hãng tin AP dẫn lời bà Clinton cho biết những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông đã vượt quá những gì công ước này cho phép. Bà Clinton nói thêm rằng Mỹ ủng hộ những nước “đang bị đe dọa” bởi những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

img
Từ trái qua phải: Tướng Martin Dempsey, Ngoại trưởng Hillary Clinton và
Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta tại cuộc điều trần hôm 23-5. Ảnh: GETTY IMAGES

Thượng nghị sĩ Barbara Boxer của Đảng Dân chủ cũng chỉ trích những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Bà Boxer đã đưa ra một bản đồ cho thấy những tuyên bố này đã vượt xa bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và “tiến rất gần đến biên giới trên đất liền của các nước trong khu vực”.

Lên tiếng ủng hộ việc phê chuẩn UNCLOS, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta cho rằng khi đối đầu với Iran và Triều Tiên, Mỹ  thường viện dẫn luật quốc tế và đòi những nước này tuân thủ. Vì thế, việc Washington không phê chuẩn UNCLOS có thể gây tổn hại cho uy tín của Mỹ. Trong khi đó, Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho rằng việc phê chuẩn UNCLOS sẽ giúp tăng cường những lợi ích an ninh của Mỹ do nó định nghĩa rõ ràng những quyền đi lại và vùng hàng hải vào thời điểm sự cạnh tranh đối với các nguồn tài nguyên biển đang tăng.
Tướng Dempsey nói: “Sự rõ ràng đó sẽ mang lại sự ổn định. Ngoài ra, việc phê chuẩn UNCLOS còn đóng vai trò rất quan trọng khi chúng ta bắt đầu tái cân bằng những lợi ích an ninh ở Thái Bình Dương”. Mặt khác, Tướng Dempsey nhận định UNCLOS sẽ là công cụ quan trọng giúp Mỹ giải quyết xung đột một cách hòa bình, giảm rủi ro leo thang xung đột.
Được ký kết vào năm 1982 và chính thức có hiệu lực từ năm 1994, UNCLOS hiện có 162 thành viên, trong đó có Trung Quốc. Tại Mỹ, công ước này nhận được sự ủng hộ rộng rãi của Phòng Thương mại, các thành viên ngành công nghiệp dầu khí, các quan chức quân sự hàng đầu và những chính phủ gần đây của cả 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ. 
Những người ủng hộ cho rằng với đường bờ biển dài, Mỹ sẽ được hưởng lợi nhiều khi tham gia UNCLOS vì nó sẽ mở rộng chủ quyền của nước này đối với những khu vực đại dương rộng lớn, đồng thời tạo cơ sở pháp lý vững chắc hơn cho quyền đi lại trên toàn cầu của tàu thuyền Mỹ, cả quân sự lẫn thương mại.

Dù vậy, theo hãng tin Reuters, một số thượng nghị sĩ bảo thủ của Đảng Cộng hòa vẫn phản đối việc phê chuẩn UNCLOS lâu nay do lo ngại viễn cảnh Mỹ sẽ tham gia một tổ chức mà họ không có quyền phủ quyết nào và nhượng quyền kiểm soát tài nguyên dầu khí tại thềm lục địa cho tổ chức này. Vì thế, dù Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu ủng hộ UNCLOS 2 lần trong thập kỷ qua nhưng vấn đề này chưa từng được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ. 

Tại cuộc điều trần nói trên, thượng nghị sĩ John Kerry, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, cho biết ông dự định sẽ không đưa việc phê chuẩn UNCLOS ra bỏ phiếu tại Thượng viện trước khi cuộc bầu cử năm 2012 diễn ra để tránh ảnh hưởng đến quá trình vận động tranh cử.

Trung Quốc bác cáo buộc của Philippines

Một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 24-5 cho biết những hoạt động của ngư dân nước này ở khu vực tranh chấp với Philippines ở biển Đông là “tuân thủ luật pháp Trung Quốc và không vi phạm lệnh cấm đánh bắt cá mà Bắc Kinh áp đặt”. Bên cạnh đó, tuyên bố dẫn lời người phát ngôn Hồng Lỗi cho biết số lượng thuyền đánh cá Trung Quốc ở khu vực nói trên (Philippines gọi là bãi cạn Scarborough, Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) là 20, không phải 16 như thông tin của Philippines đưa ra trước đó.

Theo website GMA News, tuyên bố trên được đưa ra giữa lúc có những cáo buộc của Philippines rằng Trung Quốc đang tăng cường hiện diện ở khu vực tranh chấp và tiếp tục hoạt động đánh bắt cá mang tính chất hủy hoại. Theo Manila, 16 tàu đánh cá và 76 tàu nhỏ hơn đang có mặt tại bãi cạn Scarborough và đánh bắt những loài đang gặp nguy hiểm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo