xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lương tối thiểu phải sát thực tế cuộc sống

Nguyễn Quyết

Theo đại biểu Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TPHCM, việc xúc phạm thân thể và nhân phẩm của người lao động là không thể chấp nhận được và thường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đình công

img
Đại biểu Quốc hội Đặng Ngọc Tùng đề nghị Chính phủ đưa ra mức lương tối thiểu đáp ứng được nhu cầu cuộc sống. Ảnh: Hoàng Gia
Tại buổi họp ngày 23-5, Quốc hội (QH) đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai trình bày “báo cáo của Ủy ban Thường vụ QH giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi” và thảo luận về dự luật bảo hiểm tiền gửi.  

Không cho phép tăng giờ làm thêm

Tại kỳ họp QH lần trước, một trong các vấn đề được thảo luận sôi nổi là về quy định tăng giờ làm thêm tối đa với tất cả các nhóm ngành nghề lên 360 giờ/năm (Bộ Luật Lao động hiện hành quy định thời gian làm thêm tối đa không quá 200 giờ/năm, trong một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì người sử dụng lao động mới được huy động không quá 300 giờ/năm). Lần này, quy định giờ làm thêm trong dự thảo bộ luật đã được điều chỉnh theo hướng “không cho phép tăng giờ làm thêm”.

ĐB Cù Thị Hậu (Hưng Yên), nguyên chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, nói: “Tôi đã từng làm công nhân và cán bộ Công đoàn 45 năm. Tôi biết rất rõ việc tăng giờ làm thêm sẽ ảnh hưởng xấu đến bản thân người công nhân (nhất là nữ) như thế nào! Vì vậy, không tăng giờ làm thêm là đúng”. Phương án được Ủy ban Thường vụ QH đưa ra và ưu tiên lựa chọn là giữ nguyên như Bộ Luật Lao động hiện hành đã được đa số đại biểu QH đồng tình.

Lương tối thiểu mới đáp ứng 60% nhu cầu tối thiểu

Về quy định về tiền lương và mức lương tối thiểu, nhiều ý kiến cho rằng Chính phủ cần phải điều chỉnh mức lương tối thiểu khi chỉ số giá sinh hoạt tăng cao làm cơ sở cho các doanh nghiệp điều chỉnh tiền lương kịp thời. Đại biểu Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai), Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, đề nghị Chính phủ đưa ra mức lương tối thiểu sát với thực tế hơn, đáp ứng mong muốn của NLĐ và đáp ứng được nhu cầu cuộc sống. Hiện mức lương tối thiểu mà Chính phủ đưa ra mới đáp ứng được 60% nhu cầu tối thiểu của cuộc sống NLĐ. Ông nói: “Chính phủ cần lắng nghe hơn nữa bởi với mức lương mà Chính phủ quy định, vô tình Chính phủ đã vi phạm khoản 1 điều 92 của dự thảo là lương tối thiểu phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ”. Ông Tùng cũng đề xuất nên kiểm soát chặt thang bảng lương của doanh nghiệp, yêu cầu đưa mức bù trượt giá vào lương và quy định mức thưởng vào luật, tránh trường hợp doanh nghiệp cứ báo lỗ để né tránh việc thưởng cho NLĐ.

Đối thoại là giải pháp tháo gỡ “ngòi nổ” đình công

Điểm mới trong dự thảo bộ luật lần này được đại biểu Trần Thanh Hải (TPHCM), Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TPHCM đánh giá cao là quy định “đối thoại tại nơi làm việc” giữa NLĐ với người sử dụng lao động. Ông Trần Thanh Hải khẳng định: “Đây sẽ là giải pháp tốt để tháo gỡ các “ngòi nổ” về tranh chấp lao động và đình công đang gia tăng hiện nay”. Một nội dung khác là vấn đề xúc phạm thân thể và nhân phẩm của NLĐ được dự thảo tại điều 130 Bộ Luật Lao động sửa đổi. “Không thể chấp nhận tình trạng xúc phạm thân thể và nhân phẩm của NLĐ.Đây cũng thường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đình công. Sự việc xảy ra lúc 15 giờ 30 phút ngày 11-5 vừa qua tại Công ty Sunjade Thanh Hóa khi người quản lý dùng giày đánh thâm mặt nữ công nhân đang mang thai dẫn đến phải nhập viện và đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc đình công của hơn 8.000 công nhân là một điển hình” - ông Hải dẫn chứng. Ông Hải đề nghị quy định về vấn đề xúc phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động cần phải được bổ sung vào điều 8 về các hành vi bị nghiêm cấm như điều 8 của Bộ Luật Lao động năm 1994 đã có những quy định tương tự.

Báo cáo của Ủy ban Thường vụ QH cho rằng đối thoại tại nơi làm việc là vấn đề cốt lõi trong thương lượng và là tiền đề xây dựng quan hệ lao động hài hòa, giải quyết các vướng mắc, tranh chấp ở cơ sở ngay từ đầu.

Tăng thời gian nghỉ thai sản, xem xét thấu đáo tuổi nghỉ hưu

Theo các đại biểu, phải tăng thời gian nghỉ thai sản và quyền được hưởng chính sách thai sản cho tất cả các nhóm lao động nữ lên 6 tháng, nhưng cũng cho phép NLĐ có quyền đi làm sau khi nghỉ đủ 4 tháng trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng vẫn được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật BHXH. Ủy ban Thường vụ QH tán thành với phương án lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Về tuổi nghỉ hưu, theo bà Trương Thị Mai, quy định về tuổi nghỉ hưu đã cho phép có thể điều chỉnh đối với nhóm lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, làm việc ở vùng cao, biên giới, hải đảo do bị suy giảm sức lao động được nghỉ hưu trước thời gian quy định. Đồng thời, quy định cụ thể thời gian tăng tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; nhóm lao động làm công tác quản lý theo hướng có thể kéo dài thời gian làm việc (nhưng không quá 5 năm) nếu tự nguyện, có sức khỏe và nhu cầu lao động.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo