xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giật mình với cứu hộ

PHẠM DƯƠNG

Không khỏi tiếc nuối, hụt hẫng và thất vọng khi phải chứng kiến việc con bò tót nằm trong Sách đỏ động vật hoang dã quý hiếm của Việt Nam và thế giới đã lăn ra chết chỉ sau chưa đầy 1 giờ được… cứu hộ.

Chính vì để cứu hộ an toàn con thú hoang dã quý hiếm này mà đã phải đóng cửa cả một sân bay với hàng chục chuyến bay bị đình trệ, đồng thời huy động cả trăm người, trong đó có những chuyên gia, với chi phí khá tốn kém. Ấy vậy mà, con bò tót có tên trong Sách đỏ lại lăn đùng ra chết ngay sau khi được cứu hộ.
Hiện chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân cái chết của con bò tót đi lạc vào sân bay Phú Bài (Thừa Thiên-Huế) song không ít ý kiến tỏ ra hoài nghi về sơ suất trong quá trình thực hiện việc cứu hộ.

Điều đáng nói là sự việc con bò tót chết ở miền Trung diễn ra ngay sau khi con cá tra dầu thuộc loại động vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ của Việt Nam và thế giới cũng chết không lâu sau khi được cứu hộ tại khu vực ĐBSCL. Sở dĩ con cá tra dầu chết là vì công tác cứu hộ được thực hiện theo kiểu “hên xui” chứ không theo quy trình cứu hộ, bảo tồn động vật quý hiếm.

Hai sự kiện thu hút sự quan tâm rộng rãi của người dân và dư luận cả nước cùng có một kết cục không mong muốn đã làm dấy lên mối hoài nghi về sự bất cập, năng lực, trình độ của đội ngũ chuyên môn làm công tác cứu hộ của nước ta hiện nay.

Từ sự kiện cứu hộ ở khu vực ĐBSCL và miền Trung nhìn rộng ra càng thấy thêm lo lắng về công tác cứu hộ và cứu nạn ở nước ta. Không chỉ cứu hộ động vật và ngay cứu hộ, cứu nạn sinh mạng con người cũng đã phải chứng kiến những bài học vô cùng đau đớn và đắt giá. Trong đó đau xót nhất và cũng gây chấn động nhất từ trước tới nay là vụ cháy tòa nhà ITC ở TPHCM ngày 29-10-2002 làm hơn 60 người thiệt mạng.

Gần tròn 10 năm sau sự kiện cứu hộ ITC nhìn lại vẫn thấy nguyên những bất cập và cả yếu kém của công tác cứu hộ, cứu nạn từ khâu tổ chức cho tới lực lượng, trang thiết bị, sự chuyên nghiệp và trình độ năng lực chuyên môn.

Với năng lực cứu hộ, cứu nạn như đã thể hiện thời gian qua thì điều gì sẽ xảy ra nếu không may có sự cố, tai nạn lớn - chứ chưa nói tới thảm họa? Khi xảy ra tai nạn, thảm họa thì thời gian và sự chuyên nghiệp của lực lượng cứu hộ luôn là vấn đề sống còn.
Chỉ cần nhanh thêm một tích tắc hay thêm một chút thuần thục thôi cũng đủ giảm thiểu thiệt hại và tổn thất. Muốn việc cứu hộ, cứu nạn nhanh, lành nghề và ngày càng nhanh hơn thì điều quan trọng hàng đầu là trình độ chuyên môn và trang thiết bị của lực lượng cứu hộ.

Biết bao lần chúng ta đã phải giật mình với công tác cứu hộ, cứu nạn ở nước ta. Từ 2 sự kiện cứu hộ mới nhất, buộc phải đặt ra câu hỏi là: Bao giờ mới hết giật mình với công tác cứu hộ, cứu nạn?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo