* Phóng viên: Xin ông cho biết cuốn sách Dấu ấn Việt Nam trên biển Đông tập trung làm rõ những vấn đề gì?
Cuốn sách được thực hiện trên nguyên tắc khoa học, khách quan, biện chứng. Nội dung đã được kiểm chứng, được xác thực và có giá trị pháp lý, cứ liệu lịch sử rõ ràng. Đặc biệt, cuốn sách đã trích dẫn các tài liệu và bằng chứng cho thấy Trung Quốc đưa ra cái gọi là “đường lưỡi bò” là hoàn toàn mơ hồ, không xác thực.
* Vấn đề Việt Nam có chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được cuốn sách đề cập như thế nào?
- Đáng chú ý là cuốn sách đã đưa ra những bằng chứng khẳng định Việt Nam là Nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ít nhất là từ thế kỷ XVII. Quá trình này xuyên suốt liên tục từ thời Chúa Nguyễn cho đến ngày nay. Từng giai đoạn, cuốn sách đã ghi lại một cách hệ thống việc thực thi chủ quyền của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ bằng các văn bản mang tính Nhà nước.
Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thực sự liên tục, hòa bình, phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế. Nhà nước Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, cứ liệu lịch sử để chứng minh chân lý trên.
Các tài liệu khẳng định điều này đều được chính thức hóa trong dư luận trong và ngoài nước như vị trí, địa lý, tọa độ, mô tả cũng như tên gọi của từng đảo, từng bãi cạn của 2 quần đảo đều được chuẩn hóa và được quốc tế công nhận.
* Đây có phải là góp ý để chúng ta đòi lại quần đảo Hoàng Sa cũng như bảo vệ vững chắc chủ quyền đối với Trường Sa, thưa ông?
- Như tôi đã nói, tính xác thực và có giá trị pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa được nhắc đến trong cuốn sách và trên thực tế đủ điều kiện để quốc tế công nhận cũng như xét xử khi chúng ta khởi kiện ra tòa nếu có tranh chấp. Đồng thời, bác bỏ một cách biện chứng, có giá trị pháp lý đối với tham vọng “đường lưỡi bò” phi lý của phía Trung Quốc.
Bao quát, dễ hiểu, chứng lý rõ ràng Tác phẩm Dấu ấn Việt Nam trên biển Đông có 400 trang, gồm 4 chương. Chương 1 giới thiệu khoa học và hệ thống về vị trí, vai trò của biển, đảo Việt Nam đối với nền kinh tế, quốc phòng, an ninh của đất nước.
Chương 2 đưa ra các cơ sở pháp lý để xác định các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam theo công ước quốc tế.
Chương 3 lược lại cụ thể quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Chương cuối là vấn đề tranh chấp biển Đông, thực trạng và giải pháp. Cùng với nhiều hình ảnh, sơ đồ, chứng lý rõ ràng, cuốn sách đem lại cho người đọc cái nhìn bao quát, dễ hiểu đối với chủ đề biển, đảo. |
Bình luận (0)