Quá trình hình thành, phát triển hệ tại chức ở nước ta đã được khoảng 25 năm, chưa dài, cũng không quá ngắn nhưng đến nay, chất lượng đào tạo của hệ này là đáng báo động, thậm chí có ý kiến đề nghị khai tử vì hết vai trò lịch sử. Vì đâu mà một đứa con của ngành giáo dục, tạo sản phẩm cho xã hội trong thời gian như thế lại bị hắt hủi, chối bỏ không thương tiếc?
Chất lượng đào tạo ĐH tại chức kém từ khi ra đời chứ không chỉ đến bây giờ. Đó là hậu quả của việc coi trọng bằng cấp để bổ nhiệm cán bộ các cấp nhưng không đòi hỏi kiến thức tương ứng. Người học thì cần bằng nhưng chẳng mảy may lo gì đến kiến thức; làm việc ngành này nhưng học và có bằng ngành khác, có khi không hề liên quan đến công việc. Điều này không chỉ ở bậc ĐH mà cả các bậc cao hơn, không chỉ người làm việc ở công sở mà cả người nghiên cứu, giảng dạy.
Đào tạo ĐH tại chức là một nhu cầu của xã hội, để mọi người học tập khi cần và có điều kiện, nhằm nâng cao kiến thức, nâng cao dân trí. Giáo dục không quan trọng theo hình thức nào mà là chất lượng của sản phẩm tạo ra cho xã hội. Chất lượng đào tạo của trường ĐH là nhu cầu của xã hội, là uy tín và sự tồn tại của một thương hiệu, nếu không sẽ tự đào thải. Xã hội là nơi sử dụng sẽ đánh giá chất lượng đào tạo, là thông tin phản hồi để tác động thay đổi đào tạo.
Bình luận (0)