xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hệ tại chức: Vì đâu nên nỗi !

BÙI VĂN TRƯỜNG (Giảng viên Trường ĐH Kinh tế TPHCM)

Giáo dục không quan trọng theo hình thức nào mà là chất lượng của sản phẩm tạo ra cho xã hội

Quá trình hình thành, phát triển hệ tại chức ở nước ta đã được khoảng 25 năm, chưa dài, cũng không quá ngắn nhưng đến nay, chất lượng đào tạo của hệ này là đáng báo động, thậm chí có ý kiến đề nghị khai tử vì hết vai trò lịch sử. Vì đâu mà một đứa con của ngành giáo dục, tạo sản phẩm cho xã hội trong thời gian như thế lại bị hắt hủi, chối bỏ không thương tiếc?

Chất lượng đào tạo ĐH tại chức kém từ khi ra đời chứ không chỉ đến bây giờ. Đó là hậu quả của việc coi trọng bằng cấp để bổ nhiệm cán bộ các cấp nhưng không đòi hỏi kiến thức tương ứng. Người học thì cần bằng nhưng chẳng mảy may lo gì đến kiến thức; làm việc ngành này nhưng học và có bằng ngành khác, có khi không hề liên quan đến công việc. Điều này không chỉ ở bậc ĐH mà cả các bậc cao hơn, không chỉ người làm việc ở công sở mà cả người nghiên cứu, giảng dạy.

Một thời gian dài, Bộ GD-ĐT đã bung cho các trường ĐH mở hệ đào tạo tại chức rộng khắp các tỉnh, TP. Số lượng tuyển sinh hằng năm rất lớn, có trường tuyển cả chục ngàn sinh viên nhưng khâu kiểm tra, nhất là đầu ra, hầu như bỏ ngỏ.
Đến khi xã hội báo động chất lượng thì bộ lại siết về số lượng, điều kiện tuyển, mới nghe có vẻ hợp lý nhưng khó thể nâng cao được chất lượng như mong đợi. Số lượng ít nhưng tuyển sinh đầu vào không tốt, tổ chức dạy, thi vẫn như cũ thì chất lượng đầu ra làm sao tăng!
Cái cốt lõi của chất lượng đào tạo là tổ chức dạy, thi phải tốt chứ không phải số lượng sinh viên ít hay nhiều.

Đào tạo ĐH tại chức là một nhu cầu của xã hội, để mọi người học tập khi cần và có điều kiện, nhằm nâng cao kiến thức, nâng cao dân trí. Giáo dục không quan trọng theo hình thức nào mà là chất lượng của sản phẩm tạo ra cho xã hội. Chất lượng đào tạo của trường ĐH là nhu cầu của xã hội, là uy tín và sự tồn tại của một thương hiệu, nếu không sẽ tự đào thải. Xã hội là nơi sử dụng sẽ đánh giá chất lượng đào tạo, là thông tin phản hồi để tác động thay đổi đào tạo.

Một số nơi không tuyển dụng (chứ không phải không cho thi tuyển) sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức vì năng lực kém là tiếng chuông cảnh tỉnh toàn xã hội. Dùng người không phải qua bằng cấp mà là qua năng lực thực hiện công việc. Không phải có bằng cấp là tất cả, mà kiến thức cần tương ứng với bằng cấp đó.
Vì thế, cần xóa bỏ dần quan niệm “xã hội trọng bằng cấp”, dạy và học phải cùng một hướng là kiến thức, triệt tiêu tệ nạn mua bán bằng cấp. Ngành giáo dục, nhất là các trường, phải tự cứu mình, phải thay đổi để đào tạo sản phẩm có chất lượng. Từ đó, tiến đến một chất lượng giáo dục, một bằng cấp duy nhất cho mọi loại hình đào tạo.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo