xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Học 2 tháng, làm "kịch sĩ"?: “Không chuyên hóa” diễn viên!

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Kiểu đào tạo chỉ chú trọng thực hành như các lò đang làm hiện nay đã cố đẩy vào thị trường giải trí những “sản phẩm” bị lỗi

img
Các diễn viên trẻ của lớp đào tạo diễn viên Trường Văn hóa Nghệ thuật TPHCM tham gia vở Những kẻ độc thân tại Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TPHCM
Cơ chế xã hội hóa sân khấu ngày nay đã thông thoáng nên bất cứ nghệ sĩ nào gắn kết với một công ty có chức năng tổ chức sự kiện, kinh doanh nghệ thuật văn hóa và ngành giải trí đều có thể đăng ký mở thêm lớp tuyển dụng nguồn nhân lực. Thế là công ty đó có chức năng đào tạo diễn viên. Những năm gần đây, số lượng các bạn trẻ mơ ước trở thành diễn viên ngày một đông, họ tìm đến những lớp đào tạo diễn viên để học và tìm cơ hội xuất hiện trên các bộ phim truyền hình, sân khấu kịch. Cơ hội nổi tiếng càng dễ dàng thì quá trình học tập, rèn luyện đúc kết kinh nghiệm không còn khắc nghiệt. Vì vậy, việc học nghề theo phương thức ngắn hạn đang được giới trẻ chọn lựa, thay vì phải khó khăn thi vào các trường đào tạo chính quy.

Con dao 2 lưỡi

Theo NSND Trần Ngọc Giàu: “Việc mở lớp đào tạo diễn viên để tìm nguồn nhân lực mới cho thương hiệu kịch, phim hiện nay là một việc làm tốt, mang tính hiệu quả cao trong thời buổi cần cung ứng đa năng cho hoạt động biểu diễn của các sân khấu xã hội hóa. Tuy nhiên, đây là con dao 2 lưỡi, bởi khi sàn kịch của thương hiệu đó tạo dựng nhằm khai thác nguồn lực tại chỗ, học viên sẽ bị giới hạn theo từng phong cách của mỗi sàn diễn, trong khi hệ thống đào tạo chính quy đòi hỏi phải đa dạng, đủ các thể loại. Sự phân hóa này dẫn đến một thực tế diễn viên của thương hiệu nào chỉ xài đúng ở thương hiệu đó”.

NSƯT Thành Hội cho rằng việc đào tạo để học viên chạy sô khi đang học năm thứ nhất, năm thứ hai là phản khoa học. Đạo diễn - NSƯT Công Ninh, người có gần 20 năm gắn bó với công tác đào tạo diễn viên tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TPHCM, cho biết: Những lớp đào tạo ngắn hạn đúng là đáp ứng nhu cầu cấp thời nguồn diễn viên tại chỗ, phù hợp với phong cách kịch của sân khấu đó. Vì vậy, khi giao những vai diễn đòi hỏi phải biết phân tích nội tâm nhân vật, có chiều sâu tâm lý thì các em không thể nào diễn xuất được.

NSND Ngọc Giàu nhận định: “Theo tôi, nếu cứ thoải mái mở lớp và ai cũng có thể “làm thầy” thì e rằng trong tương lai, sân khấu kịch sẽ chịu hệ quả khó lường, đó là số lượng diễn viên nhiều nhưng chất lượng nghề yếu kém”.

Cách nào cũng có lỗi

Hai khuynh hướng đào tạo diễn viên kịch đang song song tồn tại, giữa một bên chính quy theo lý thuyết, hệ thống và một bên thực hành tại chỗ mà bên nào cũng có lỗi. Tác giả Lê Duy Hạnh, Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM, nhận định: “Năng khiếu, tri thức, vốn sống và sự lao động nghệ thuật chính là những hành trang cần thiết cho một diễn viên vào nghề. Trong khi đó, các trường chỉ cung cấp tri thức mang tính lý luận, còn thực tiễn thì thiếu. Không chỉ riêng diễn viên mà bất kỳ ngành nghệ thuật nào cũng vậy, các trường chính quy dù có cố gắng đến đâu cũng sẽ bị rơi vào tình trạng thiếu và thừa. Thiếu người làm được việc, thừa người có bằng cấp mà không làm việc được, trong khi các lò đào tạo thì cung ứng ngay việc làm nhưng lại không làm đúng quy chuẩn đào tạo”.

NSND - đạo diễn Trần Ngọc Giàu nói: “Việc mở lớp đào tạo riêng có thuận lợi ở chỗ sân khấu đó biết mình thiếu gì để bổ khuyết, không làm đại trà và chung chung. Việc đào tạo theo cách truyền nghề lại có thời gian theo dõi, phát hiện từ sớm những học viên có năng khiếu đặc biệt. Hễ em nào có duyên, diễn hài được thì khuyến khích, còn em nào có độ rung cảm tốt, đi vào nội tâm thì hướng các em theo dòng chính kịch. Dung hòa ở đây chính là những năm cuối cấp, hướng các em đi vào đa dạng”.

Ở cấp độ hội nghề nghiệp, tác giả Lê Duy Hạnh vẫn cho rằng việc đào tạo trực tiếp tại các sân khấu hiện nay là cần thiết, vì kinh nghiệm cho thấy các diễn viên mới ra trường khi về sân khấu chuyên nghiệp cũng cần phải đào tạo lại. “Diễn viên có bằng cấp của các trường chuyên nghiệp về đầu quân ở các sân khấu xã hội hóa thường ngơ ngác trước thực tế. Tuy nhiên, về kiến thức phân tích nhân vật, các diễn viên được đào tạo chính quy chỉn chu hơn, họ cảm nhận kịch bản văn học tốt. Dung hòa được 2 cách đào tạo này là thành công”.

Chính quy cũng có lỗ hổng

TS-NSƯT Phan Thị Bích Hà, Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TPHCM, cho biết hằng năm, có khoảng 1.500 thí sinh dự thi vào trường, đa phần đều chọn khoa diễn viên kịch - điện ảnh nhưng trường chỉ tuyển khoảng 60 sinh viên. Sau 2, 3 hoặc 4 năm đào tạo (tùy theo hệ trung cấp, cao đẳng hay đại học), số lượng tốt nghiệp ra trường cũng chỉ khoảng 40 - 50 sinh viên. Sự sàng lọc qua mỗi học kỳ như thế sẽ tạo được hiệu quả cho đầu ra, tuy công việc đào tạo của nhà trường và nhu cầu thực tế hiện nay vẫn còn lắm điều phải bàn. Bà Hà thừa nhận các trường chuyên nghiệp vẫn để một số học viên đang học năm thứ nhất, năm thứ hai chạy sô, nhận vai diễn. Vẫn còn tình trạng học viên trốn học đi sô hoặc nợ môn học nhiều vì mải miết đi đóng phim. Vẫn còn có thầy cô lên kế hoạch giảng dạy vào lúc nửa khuya vì bận đi quay phim hoặc lưu diễn. Để kiện toàn lại bộ máy và đúng với hệ thống giảng dạy, đòi hỏi nghệ sĩ phải ý thức khi tham gia đứng lớp. Chưa kể việc giảng dạy theo hệ thống giáo trình đã quá cũ, trong khi nhu cầu khán giả ngày một cao, chất lượng kịch nói đòi hỏi phải hướng đến tính đột phá trong dàn dựng, biểu diễn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo