xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nặng trĩu nỗi lo kép

Bài và ảnh: HOÀNG THU MINH

Người dân sống ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 vừa lo động đất gây rung lắc nhà cửa vừa sống trong nỗi sợ “bom nước” có thể ập xuống đầu họ bất cứ lúc nào

Ngày 13-9, Bộ Xây dựng tổ chức buổi họp cuối cùng về công tác xử lý thấm của đập thủy điện Sông Tranh 2 để báo cáo Thủ tướng cho phép tích nước hồ chứa thủy điện này. Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định qua kiểm tra, các cơ quan chuyên môn của Trung ương cùng đơn vị tư vấn độc lập Colenco (Thụy Sĩ) đã khẳng định đập bảo đảm an toàn.

Mất ăn, mất ngủ

Mặc dù các nhà khoa học đã đưa ra kết luận sơ bộ về sự an toàn của đập thủy điện Sông Tranh 2 nhưng chính quyền và người dân Quảng Nam vẫn mất ăn, mất ngủ vì lo lắng.

Tại khu vực xung quanh thủy điện Sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My - nơi được xác định là tâm chấn của những trận động đất trong tuần qua - nhiều hộ dân nơi đây vẫn nặng trĩu mối lo kép. Họ vừa lo động đất liên tục phát ra tiếng nổ ầm ầm, gây rung lắc nhà cửa vừa sống trong nỗi sợ “bom nước” có thể ập xuống đầu bất cứu lúc nào.
 
img
Một phụ nữ chỉ vào chỗ nứt trên tường nhà sau động đất. Người dân huyện Bắc Trà My - Quảng Nam không thể yên tâm,
mặc dù các chuyên gia nhận định đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn
 
Chỉ tay lên bức tường nứt nẻ kéo dài khắp nơi từ phòng khách xuống tận gian bếp, bà Nguyễn Thị Liễu (ngụ thôn 1, xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My) thở dài: “Lòng đất cứ rung sầm sập, nổ ầm ầm liên hồi, nhà cửa nào mà chịu cho thấu. Xem truyền hình thấy các nhà khoa học bảo động đất chưa có vấn đề gì. Nói như vậy là họ chưa đặt mình vào cảnh nháo nhào chạy trốn động đất trong đêm khuya của người dân chúng tôi suốt cả năm qua”.

Lo lắng cho sự an toàn của gia đình, những ngày qua, vợ chồng ông Hồ Văn Anh (thị trấn Bắc Trà My) đang tính toán chuyện bán nhà đưa các con về quê sinh sống. “Nếu chỉ có hiện tượng động đất không thôi thì người dân chúng tôi bớt lo sợ, đằng này đập thủy điện Sông Tranh 2 vừa khắc phục xong sự cố, chuẩn bị tích nước trở lại, hàng trăm triệu mét khối treo trên đầu thì làm sao chúng tôi yên tâm được” - ông Anh nói.

Tự thân vận động

Cả tuần qua, chính quyền địa phương cũng như đang ngồi trên “chảo lửa”. Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, lo âu: “Trước đây, các cơ quan chuyên môn đã biết chắc khu vực này có khả năng xảy ra động đất cực đại đến 5,5 độ Richter mà không tính toán đến tiêu chuẩn thiết kế xây dựng nhà ở cho dân tại các khu tái định cư. Trận động đất vào đêm 3-9 mới 4,2 độ Richter mà hàng loạt nhà dân và công trình dân sinh của huyện đã bị nứt nẻ. Nếu động đất cực đại lên đến 5,5 độ Richter thì chắc chắn thiệt hại sẽ không thể lường hết”. 
 
Theo ông Phong, chính quyền huyện Bắc Trà My đang tính toán phương án với tỉnh Quảng Nam nhằm bảo đảm tính mạng cho người dân. “Trước mắt, huyện sẽ triển khai tập huấn ứng phó động đất cho toàn thể cán bộ, nhân dân trên địa bàn; đồng thời tổ chức diễn tập di dân, sơ tán trong tình huống xấu nhất là đập thủy điện Sông Tranh 2 bị vỡ” - ông Phong cho biết.

Ông Đào Bội Thuyên, Chủ tịch UBND huyện Hiệp Đức, cũng đứng ngồi không yên: “Huyện nằm dưới khu vực hạ lưu, cách đập Sông Tranh 2 chỉ 40 km, lo nhất là nếu xảy ra sự cố vỡ đập thì người dân không có đường thoát thân. Mùa mưa lũ đã cận kề, các cơ quan chức năng cần khẩn trương lập phương án diễn tập ứng phó với tình huống vỡ đập, lắp đặt hệ thống còi báo động để người dân biết đường tránh thảm họa”.

Theo ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, sau khi tích nước hồ chứa vào cuối năm 2011, đập thủy điện Sông Tranh 2 đã xảy ra sự cố rò rỉ. Giờ khắc phục xong, chưa tích nước trở lại mà các bộ - ngành Trung ương đã khẳng định an toàn thì không thể yên tâm được. “Liệu khi dung tích hồ chứa nâng lên thì mật độ rò rỉ nước qua thân đập liệu có còn hay không? Quan điểm của chúng tôi là đặt sự an nguy tính mạng của 1,5 triệu người dân trong tỉnh lên trên hết. Bao giờ Chính phủ khẳng định đập thủy điện Sông Tranh 2 đã bảo đảm an toàn với đầy đủ cơ sở khoa học thì mới cho chủ đầu tư tích nước hồ chứa trở lại” - ông Thanh kiên quyết.

Ông Nguyễn Đức Hải, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, cho biết từ năm 2011, chính quyền tỉnh đã kiến nghị EVN lắp đặt máy đo động đất tại khu vực đập thủy điện Sông Tranh 2 nhưng đến nay vẫn chưa có. Sự chậm trễ này đã dẫn đến việc không có dữ liệu đầy đủ để các nhà khoa học phân tích, nghiên cứu về tình hình động đất. “EVN cần sớm lắp đặt máy đo động đất nhằm bảo đảm  an toàn tuyệt đối cho người dân” - ông Hải đề nghị.

Đo động đất bằng thiết bị thô sơ

Sở dĩ chính quyền lẫn người dân Quảng Nam chưa thể yên tâm với kết luận sơ bộ về tình hình động đất của các nhà khoa học là vì họ khảo sát thực địa trong thời gian chỉ vài ngày với trang thiết bị thô sơ.

Các chuyên gia đoàn công tác của Viện Vật lý Địa cầu và Viện Địa chất chủ yếu thu thập thông tin động đất từ người dân, dùng máy đo xác định tọa độ động đất xảy ra ở huyện Bắc Trà My và một số huyện lân cận thủy điện Sông Tranh 2. “Do máy móc, thiết bị đo động đất chưa được lắp đặt tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 nên các chuyên gia chưa có đầy đủ dữ liệu để phân tích quy luật hoạt động của nó và đánh giá được độ lớn động đất cực đại bao giờ sẽ xảy ra”- GS Cao Đình Triều, chuyên gia Viện Vật lý Địa cầu, nêu thực trạng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo