Tại phiên họp về tình hình Trung Đông trong khuôn khổ khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở New York ngày 26-9, các thành viên Hội đồng Bảo an một lần nữa đã chia rẽ sâu sắc khi đánh giá cuộc khủng hoảng Syria. Mỹ tiếp tục kêu gọi Tổng thống (TT) Bashar al-Assad tự nguyện từ chức, Pháp yêu cầu bảo vệ quân nổi dậy, còn Nga vẫn giữ vững lập trường không thay đổi của mình và cảnh báo về mối nguy hiểm của hành động can thiệp vào công việc nội bộ nước khác.
Chia rẽ trên diễn ra trong bối cảnh ít nhất 343 người thiệt mạng trong các vụ giao tranh khắp Syria hôm 26-9. Đây là ngày đẫm máu nhất ở Syria kể từ khi cuộc nổi dậy nổ ra 18 tháng trước.
Mỹ xem ông Assange là kẻ thù Những tài liệu mới giải mật cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đã xem trang web WikiLeaks và người sáng lập Julian Assange là kẻ thù của nước Mỹ, ngang hàng với tổ chức khủng bố Al-Qaeda và Taliban. Báo The Sydney Morning Herald (Úc) ngày 27-9 đưa tin các tài liệu phản gián của không quân Mỹ cho biết các nhân viên quân sự có tiếp xúc với WikiLeaks hoặc những người ủng hộ WikiLeaks đều có thể bị kết tội “liên lạc với kẻ thù”. Số tài liệu này nói về cuộc điều tra một nhà phân tích hệ thống ảo ở Anh bị cáo buộc hậu thuẫn cho WikiLeaks và tham gia vào các cuộc biểu tình ủng hộ Assange ở London - Anh. Các nhân viên điều tra xem xét liệu nhà phân tích này có tiết lộ thông tin mật cho những người ủng hộ WikiLeaks vốn được mô tả là “một nhóm chống Mỹ và/hoặc chống quân đội”.
Tuy nhiên, cuộc điều tra đã bị khép lại khi các nhân viên điều tra không chứng minh được nhà phân tích này tiết lộ thông tin mật. “Rõ ràng là Julian Assange và WikiLeaks giờ đây bị xem là kẻ thù của nước Mỹ. Theo quy tắc chiến tranh, kẻ thù thì có thể bị bắt giữ, tra tấn hoặc giết hại mà không cần phải đưa ra xét xử” - luật sư của nhà sáng lập WikiLeaks Michael Ratner nói.
Huệ Bình |
Bình luận (0)