xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tổn thương Nhật - Trung lan rộng

MỸ NHUNG

Nhiều ngân hàng lớn của Trung Quốc đồng loạt rút khỏi hội nghị cấp cao thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) cũng như các sự kiện bên lề diễn ra tại Nhật Bản vào tuần tới

Theo báo Wall Street Journal ngày 3-10, các ngân hàng Trung Quốc rút lui gồm có Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Giao thông. Một số hãng tin khác liệt kê thêm Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại, Ngân hàng Xây dựng. Trong khi đó, Ngân hàng Trung Quốc chưa quyết định có tham dự hay không. Một số ngân hàng còn khẳng định cũng sẽ không dự một hội nghị công nghiệp - tài chính lớn tổ chức tại Osaka (Nhật Bản )vào cuối tháng 10.

Hầu hết các ngân hàng không lý giải nguyên nhân của sự vắng mặt vào phút chót này, trừ Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc đưa ra lý do các nhân viên của họ “gặp vướng mắc về lịch trình”. Song một quan chức của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc tại Tokyo nói: “Quá rõ rồi. Nguyên nhân nằm ở quan hệ Nhật - Trung”. Tuy nhiên, ngân hàng này vẫn tài trợ một hội nghị của Viện Tài chính quốc tế dự kiến diễn ra tại Tokyo cùng thời điểm với hội nghị IMF - WB.
img

Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) rút lui khỏi hội nghị thường niên của IMF-WB. Ảnh: REUTERS

Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy tranh chấp lãnh thổ quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông bắt đầu gây tổn thương rộng hơn trong quan hệ của hai nền kinh tế lớn nhất châu Á cũng như vượt ra khỏi phạm vi khu vực.

Phát ngôn viên Jeremy Mark của IMF xác nhận “có một số thay đổi của các ngân hàng đăng ký tham dự” nhưng chưa rõ nguyên nhân. “Thật bất thường khi phải thay đổi các diễn giả phát biểu ngay trước khi hội nghị diễn ra” - ông Mark nói. Trong khi đó, người phát ngôn của WB từ chối bình luận. Theo kế hoạch, lần đầu tiên kể từ gần nửa thế kỷ qua, Nhật Bản sẽ chủ trì hội nghị thường niên IMF - WB từ ngày 9 đến 14-10. Với khoảng 20.000 người tham dự, đây sẽ là một trong những hội nghị lớn nhất thế giới.

Trước đó, ngày 2-10, Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde kêu gọi Nhật Bản và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng, đồng thời nhấn mạnh nền kinh tế thế giới đang cần “hai người khổng lồ châu Á” hỗ trợ tăng trưởng bền vững. Trả lời phỏng vấn của báo chí Nhật tại Washington - Mỹ, bà Lagarde nói: “Trung Quốc và Nhật Bản đều là đầu tàu kinh tế chủ chốt của thế giới, do đó không nên để vấn đề lãnh thổ làm lệch hướng”. Bà Lagarde cũng khuyên hai nước láng giềng “cần có một mức độ nhượng bộ nhất định” để cùng sống chung.

Tuy vậy, trong diễn biến mới nhất, hãng Kyodo dẫn nguồn tin từ Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết 3 tàu hải giám Trung Quốc lại tiến vào vùng lãnh hải Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong khoảng thời gian từ 12 giờ 30 phút đến 12 giờ 50 phút ngày 3-10 và phớt lờ các cảnh báo của JCG.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo