xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đằng sau giải Nobel Văn học

THẢO HƯƠNG

Một lần nữa, Viện Hàn lâm Thụy Điển tiếp tục làm đảo lộn mọi dự đoán khi trao giải Nobel Văn học cho nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn

Vài giờ trước khi tên người đoạt giải Nobel Văn học 2012 được xướng lên, nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami đứng đầu danh sách những người có khả năng đoạt giải của hãng cá cược Anh Ladbrokes với tỉ lệ 6 ăn 4. Trên mạng cá cược trực tuyến Unibet ở các nước Bắc Âu, ông Murakami cũng đứng trước ông Mạc Ngôn.
 
Còn theo các chuyên gia, nhà văn nữ Canada Alice Munho - vốn được giới văn học Thụy Điển ái mộ -  xứng đáng được trao giải; nếu không thì cũng là một nhà văn Bắc Mỹ khác, ông Philip Roth hoặc nhà văn nữ Algeria Assia Djeba.

Giải thưởng gây tranh cãi

Cuối cùng, lúc 11 giờ GMT (18 giờ Việt Nam) ngày 11-10, tên nhà văn Mạc Ngôn được công bố trong sự tiếc nuối của những người ái mộ ông Murakami, tác giả Rừng Na Uy. Đặc biệt, trong bối cảnh biển Hoa Đông nổi sóng vì Trung Quốc đòi chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhiều người thắc mắc giải Nobel Văn học năm nay được chọn vì chính trị, địa lý hay thuần túy văn học?

img
Ông Mạc Ngôn tại nhà riêng ở Cao Mật. Ảnh: REUTERS

Cũng giống như giải Nobel Hòa bình, giải Nobel Văn học thường gây tranh cãi vì khuynh hướng chính trị. Đặc biệt đối với Trung Quốc, xưa nay các giải Nobel đều đậm chất chính trị và không thân thiện với Bắc Kinh. Ví dụ, năm 2000, nhà văn Cao Hành Kiện, một người Hoa sống lưu vong mang quốc tịch Pháp, được tôn vinh với giải Nobel Văn học. Năm 2010, nhà hoạt động nhân quyền bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa bình.

Tuy nhiên, hình như năm nay, các viện sĩ hàn lâm Thụy Điển đã thay đổi chính kiến. Ông Mạc Ngôn là đương kim phó chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc, từng được giải thưởng văn học Mao Thuẫn năm 2011, một giải thường bị cho là  dành cho các “quan văn”.

Ông “không nói” nói gì?

Mạc Ngôn là bút danh của ông Quản Mạc Nghiệp, người Sơn Đông. Mạc Ngôn, tiếng Hoa nghĩa là “không nói”. Tuy nhiên, “không nói” không có nghĩa là không dám nói mặc dù bị nhiều người không thích ông chê là “quan văn”.

Sau khi giải Nobel Văn học được công bố, đêm 14-10, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) hỏi ông Mạc Ngôn “có hạnh phúc không?”. Trái với những lời thường được nghe, ông Mạc Ngôn tỏ ra băn khoăn: “Tôi cũng không biết nữa. Hạnh phúc nghĩa là thân thể cường tráng và tinh thần sảng khoái. Thế nhưng trong lúc này, tôi cảm nhận có một áp lực lớn khiến tôi lo lắng đủ điều. Nhưng nếu nói không hạnh phúc, người ta sẽ nghĩ rằng tôi chơi nổi. Làm sao có thể nói bất hạnh vì được giải Nobel?”.
 
Trước đó, ngày 12-10, nhà văn cũng đã gây xôn xao dư luận khi dưới áp lực của nhà báo nước ngoài, ông tuyên bố nên trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba,  người được giải Nobel Hòa bình 2010.

Cũng trong ngày hôm đó, theo tường thuật của nhật báo Mỹ The Washington Times, ông Mạc Ngôn đã lên tiếng về một vấn đề chính trị tế nhị: Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và có những hành động quân sự kèm theo mà  Nhật Bản cho là khiêu khích.

img
Mạc Ngôn Văn học quán nằm trong một trường trung học ở Cao Mật
giới thiệu tác phẩm và tác giả trong 30 năm viết văn. Ảnh: GLOBAL TIMES

Ông tuyên bố chống lại một giải pháp quân sự về vấn đề nói trên: “Nếu chúng ta  tiến hành chiến tranh và thắng, Nhật Bản thua, liệu có giải quyết được cuộc tranh chấp đó không? Liệu một nước Nhật Bản thất trận có nhìn nhận chủ quyền Trung Quốc (ở Senkaku/Điếu Ngư) hay không? Vấn đề tương tự cũng sẽ diễn ra nếu Nhật Bản đánh thắng Trung Quốc. Vậy thì, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ không thể giải quyết vấn đề. Tôi cho rằng cách tốt nhất là không nên để xảy ra chiến tranh. Không một người nào được phép đến gần vùng đất tranh chấp. Chỉ có cá mà thôi. Cá sẽ cảm ơn quý vị”.

Ngay lập tức, tờ Hoàn cầu Thời báo, tiếng nói của Đảng Cộng sản Trung Quốc, viết xã luận chấn chỉnh: “Chúng tôi hy vọng ông Mạc Ngôn, với cương vị là người đoạt giải Nobel Văn học, đóng góp cho sự phát triển của tổ quốc và tiến bộ xã hội. Chúng tôi cũng hy vọng rằng ông có thể vượt lên trên mọi phe nhóm và  đẩy mạnh  đoàn kết xã hội trong hoàn cảnh phân ly trong tư tưởng xã hội và quyền lợi”.

Từ chối ở biệt thự

Một số doanh nhân đã bị “ném đá” vì tỏ ra hào hiệp đáng ngờ với nhà văn Mạc Ngôn. Tờ Trung Quốc nhật báo cho biết doanh nhân tỉ phú và là nhà từ thiện Trần Quang Tiêu hứa tặng nhà văn này một biệt thự ở Bắc Kinh sau khi biết ông đang ở trong một căn hộ trên tầng 4 một chung cư rộng 91 m² tại thị trấn Cao Mật, tỉnh Sơn Đông cùng với vợ, con gái, con rể, cháu ngoại và người giúp việc.

Nhà doanh nghiệp Bùi Lại Phong, ông chủ Công ty Hancome chuyên về màn hình LED ở tỉnh Chiết Giang, cũng hứa tặng nhà văn một chiếc Mercedes-Benz cao cấp. Ông Quản Mạc Tân, anh của Mạc Ngôn, tuyên bố trên tờ Hoa Tây Đô Thị rằng nhà văn đã lịch sự từ chối. Ông định dùng tiền thưởng (1,2 triệu USD) để mua một căn hộ ở ngoại ô Bắc Kinh nhưng đang lưỡng lự khi biết số tiền đó chỉ có thể mua một căn hộ rộng 120 m²
 
Kỳ tới: Vắng bóng phụ nữ
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo