nếu không kịp chuyển giao cho một đơn vị khác. Ảnh: SẮC THÁI
Giải pháp nhập 2 đội làm một được đặt ra để tiết kiệm chi phí, tuy nhiên ngay cả nguồn lực để nuôi một đội hiện nay cũng không có. Ông Lê Xuân Thông nói: “Giải pháp cuối cùng là chúng tôi sẽ phải nhờ cậy LĐBĐ Hà Nội và ngành thể thao Hà Nội vì dù sao đội bóng cũng là tài sản của người thủ đô”.
Không thiếu tiền như 2 đội của bầu Kiên, bầu Hiển gặp trục trặc lớn khi chưa chuyển giao được đội Hà Nội vừa giành quyền thăng hạng V-League. Cho đến cuối giờ chiều 29-10, ông Nguyễn Quốc Hội - người đứng danh chủ tịch cả 2 CLB của bầu Hiển - vẫn trả lời BTC giải là “chưa thể trả lời VFF và VPF về thời hạn chuyển giao đội Hà Nội”. Bầu Hiển khẳng định: “Sẽ không để cầu thủ bơ vơ”, tuy nhiên lúc này phương án xấu nhất mà bầu Hiển không hề mong muốn là phải tạm thời rút tên một đội khỏi bản đồ bóng đá Việt Nam để tránh việc bị coi là hoạt động bóng đá ngoài luồng.
Hôm qua, 29-10, Trưởng BTC V-League Trần Duy Ly cho biết: “Chúng tôi đã chuẩn bị phương án cho việc phải giảm số đội dự giải”. Cũng theo ông Ly, ngày 3-11 tới là hạn chót để các đội đăng ký tham dự giải. Đó cũng là ngày VFF, VPF tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho các đội bóng và bốc thăm xếp lịch thi đấu cho mùa giải mới.
VPF yêu cầu tất cả những người có trách nhiệm cao nhất của 28 CLB chuyên nghiệp phải có mặt. Ông Trần Duy Ly nói: “Ngoài các đội của bầu Hiển và bầu Kiên, hiện nay Navibank Sài Gòn vẫn chưa xác định được chủ sở hữu mới. Nhiều đội bóng khác cũng đang gặp vướng mắc, khó khăn không chỉ là chuyện tài chính”. Tại hội nghị sắp tới, VPF cũng sẽ mời đại diện của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), Tổng cục TDTT và lãnh đạo một số địa phương có đội bóng dự giải nhằm tìm giải pháp cứu các đội bóng, cứu V-League.
Ngày 30-10, Tập đoàn Xuân Thành sẽ họp gút lại vấn đề chuyển giao CLB Navibank Sài Gòn sau khi công ty con của họ là Xuân Thủy mua lại đội |
Bình luận (0)