Cha mẹ “ủ” quá kỹ
Hà, em họ của tôi, cho biết khi đến dạy kèm cho cô bé lớp 2, gia đình khá giả, lương hậu hĩ cô rất mừng. Tuy nhiên, cô học trò chỉ học ngoan được 1 - 2 buổi đầu rồi bắt đầu giở chứng: mệt, buồn ngủ, đói... “Đỉnh điểm là sau buổi học, con bé bảo em phải cất tập vở vào cặp giúp.
Điều này khiến tôi nhớ đến chị bạn làm trưởng phòng kinh doanh một công ty bảo hiểm tại quận 1 - TPHCM. Mấy bữa trước, chị than thở: “Con bé Quỳnh của mình sắp đi du học rồi mà chẳng biết làm gì”. Chị kể cô con gái của chị năm nay 18 tuổi, xinh đẹp, học giỏi nhưng “con bé không biết nấu nướng gì ngoài món mì gói trụng nước sôi. Không biết sang bên đó, cháu sẽ xoay xở thế nào”. Nghe chị nói, tôi chỉ còn biết… lắc đầu chịu thua.
Những “chú gà công nghiệp”
Tại cuộc hội thảo “Làm thế nào để con tự lập” do Nhà Văn hóa Phụ nữ TPHCM tổ chức mới đây, một phụ huynh than thở: “Con tôi đã 15 tuổi mà đến giờ tắm, mẹ phải kêu cả chục lần. Đến giờ ăn thì lùa cơm vào miệng và dán mắt vào tivi đến mức phải kêu “nhai đi con” thì cháu mới nhai”. Từ nhỏ đến lớn, cậu bé không biết làm chuyện gì, ngay cả những việc cá nhân như đánh răng, rửa mặt, soạn quần áo...
Trong dịp gặp gỡ gần đây, nhắc đến chuyện nuôi dạy con, bà Phạm Thị Hoa, Trưởng Ban Nữ công LĐLĐ TPHCM, kể: “Dù nội quy đã có nhưng nhiều khi phụ huynh cũng làm ban tổ chức chẳng biết làm sao. Trại hè Thanh Đa hằng năm là nơi hội tụ những con ngoan, trò giỏi nhằm tạo sân chơi và tính tự lập cho các cháu. Ban tổ chức yêu cầu phụ huynh hạn chế đến thăm nom, tiếp tế mà để thời gian cho các cháu sinh hoạt cùng bạn bè.
CHUYÊN GIA TÂM LÝ VÕ THỊ MINH HUỆ, Bấn loạn khi gặp rắc rối Ngày nay, mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con nên các cháu đều là con cưng. Tuy nhiên, sự cưng chiều quá mức của cha mẹ làm con thiếu tính tự lập, thích bày biện để người khác dọn dẹp, thụ động, vụng về, hay nhờ vả người khác. Đặc biệt, nhiều cháu bấn loạn hoặc có cách hành xử tiêu cực khi gặp rắc rối. |
Bình luận (0)