xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khẳng định chủ quyền trong Hiến pháp

Bài và ảnh: THẾ DŨNG

Ngoài việc cần khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đề nghị làm nổi bật hơn nữa quyền con người, quyền sở hữu tài sản trong Hiến pháp

Ngày 16-11, Quốc hội (QH) tiếp tục thảo luận về dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Nội dung đáng chú ý là tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến đề nghị chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa phải được đưa vào Hiến pháp.

Nên thêm quyền cho Hội đồng Quốc phòng và An ninh

Tại phiên thảo luận, đại biểu (ĐB) Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cho rằng trên cơ sở Luật Biển đã được QH thông qua, Hiến pháp sửa đổi cần có tuyên bố chủ quyền về Hoàng Sa và Trường Sa. “Đây là cơ hội để thể hiện tuyên bố mạnh mẽ về chủ quyền. Tôi có niềm tin vững chắc rằng các thế hệ tiếp nối sẽ thực hiện tuyên bố của chúng ta hôm nay: Toàn vẹn lãnh thổ, toàn vẹn chủ quyền của Việt Nam là bất khả xâm phạm” - ĐB Nhân nhấn mạnh.

Góp ý cho dự thảo Hiến pháp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của QH, ĐB Trần Đình Nhã, đặt vấn đề: “Nếu chiến tranh xảy ra, QH không thể họp được thì ai sẽ thay thế QH thực hiện vai trò lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước?”. Theo ĐB Nhã, Hiến pháp hiện hành chưa quy định rõ nội dung này. Từ đó, ĐB Nhã kiến nghị Hiến pháp sửa đổi cần quy định: Trong trường hợp có chiến tranh, QH không thể họp thì Hội đồng Quốc phòng và An ninh được thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của QH, ngoại trừ quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.

Khẳng định vị thế của Đảng

ĐB Lê Nam (Thanh Hóa) nhận định nguyên nhân của việc đổ vỡ, vi phạm ở các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, ngân hàng thương mại, khiếu kiện đất đai, tiêu cực, tham nhũng nghiêm trọng chưa được đẩy lùi là do thiếu văn bản hệ thống pháp luật. Theo ĐB Nam, quy định rõ và đầy đủ về Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội trong Hiến pháp sửa đổi là nhằm làm rõ, khẳng định hơn vị thế, vị trí của Đảng.
img

ĐB Đặng Ngọc Tùng đề nghị Hiến pháp cần có quy định phù hợp hơn về tổ chức Công đoàn

Mặt khác, đây cũng là công cụ pháp lý quan trọng để ngăn chặn sự suy thoái của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, không để các tổ chức, cá nhân nào đứng lên trên Hiến pháp, pháp luật.

ĐB Trần Văn Độ (An Giang) đề nghị đổi Ngân hàng Nhà nước thành Ngân hàng Trung ương và trực thuộc QH như nhiều quốc gia khác, để QH có công cụ hữu hiệu trong quyết định các vấn đề trọng đại và thực hiện quyền giám sát tối cao, không để tình trạng rất nhiều quyết định về tiền tệ, tín dụng, các khoản chi rất lớn nhưng QH không hề biết. 

Bảo vệ quyền con người trên thực tế

Nhiều ĐB cũng bày tỏ dự thảo Hiến pháp sửa đổi chưa làm nổi bật quyền con người, quyền công dân. ĐB La Ngọc Thoáng (Cao Bằng) nêu: Hiến pháp phải bảo vệ quyền con người, các quyền cơ bản của công dân và Hiến pháp năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì soạn thảo đã khẳng định rất rõ là toàn dân định ra Hiến pháp, Nhà nước không ban hành Hiến pháp cho dân.
 
Tuy nhiên, thể hiện quyền lực của nhân dân dù tốt đến đâu nhưng quan trọng hơn là phải bảo vệ quyền đó trên thực tế. “Hiến pháp 1992 quy định rất nhiều quyền của nhân dân như quyền được thông tin, tự do hội họp, ngôn luận, biểu tình và các quyền dân chủ gián tiếp như bãi nhiệm, bất tín nhiệm nhưng chưa được cụ thể hóa bằng các đạo luật kịp thời” - ĐB Thoáng nhận định.

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) cho rằng sửa đổi Hiến pháp phải đạt mục tiêu phát huy được hơn nữa các quyền tự do, dân chủ, chú trọng đổi mới đồng bộ chính trị và kinh tế, nhờ thế tạo động lực mạnh mẽ hơn cho giai đoạn cách mạng mới. Vì vậy, ĐB Nghĩa đề nghị Hiến pháp phải khẳng định: “Công dân được quyền trưng cầu ý dân về những vấn đề hệ trọng quốc gia và về thay đổi Hiến pháp” như quy định của Hiến pháp năm 1946.

Cũng ở góc độ quyền công dân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Nguyễn Đình Quyền đề xuất Hiến pháp cần khẳng định quyền sở hữu tài sản là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. “Hiến pháp rất nhiều nước đã quy định vấn đề này và đây là tư tưởng xuyên suốt để xác định mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, liên quan đến vấn đề sở hữu tài sản” - ĐB Quyền phân tích.

Một vấn đề phức tạp trong thời gian qua đã được ĐB Nguyễn Đình Quyền đề nghị là Hiến pháp cần nâng tầm quyền sử dụng đất từ Bộ Luật Dân sự lên hiến định “quyền sử dụng đất là quyền về tài sản”. Đây sẽ là một trong những kênh chỉ đạo xuyên suốt để hoạch định chính sách liên quan đến những vấn đề đất đai. 

Quy định rõ hơn về tổ chức Công đoàn

Theo Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng (ĐB Đồng Nai), định nghĩa về tổ chức Công đoàn (điều 10 trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi) không còn phù hợp vì hiện có nhiều loại hình doanh nghiệp, quyền lợi của giới chủ và người sử dụng lao động không đồng nhất và không phù hợp với thông lệ quốc tế. ĐB Tùng đề nghị điều 10 dự thảo Hiến pháp quy định “Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện đại diện cho người lao động, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động...”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo