xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thúc đẩy xây dựng lòng tin ở biển Đông

Bài và ảnh: HOÀNG PHƯƠNG

Hầu hết đại biểu dự hội thảo đều ủng hộ việc các bên liên quan đến tranh chấp ở biển Đông nhanh chóng thương thảo xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông

Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 4 về biển Đông do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam phối hợp tổ chức tại TPHCM đã bế mạc ngày 21-11.

Ba nhóm kiến nghị

Ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao, cho biết trong 3 ngày làm việc, đã có 36 bài tham luận và 107 ý kiến được trình bày tại 10 phiên thảo luận. So với 3 hội thảo trước, hội thảo lần này đã phân tích, trao đổi sâu hơn về nguyên nhân của căng thẳng ở biển Đông, đánh giá những nhân tố trong nội bộ từng nước, những nhân tố tác động từ bên ngoài, đánh giá lợi ích, vai trò của các bên liên quan trực tiếp và không trực tiếp đến tranh chấp biển Đông.
Các đại biểu cũng trao đổi sâu hơn về khía cạnh pháp luật và đã tiến thêm một bước trong quá trình tìm câu hỏi, câu trả lời cho vấn đề cần áp dụng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển  (UNCLOS) 1982 vào vấn đề biển Đông.
img
Phiên bế mạc hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông

Hội nghị đã nhất trí đưa ra 3 nhóm kiến nghị cho chính phủ các nước, gồm: nhóm kiến nghị nhằm thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin; nhóm kiến nghị nhằm làm rõ các yêu sách theo hướng phù hợp  với luật quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982; nhóm kiến nghị thúc đẩy hình thành những cơ chế, khuôn khổ hợp tác trong khu vực, nhất là Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), sự kiềm chế hơn nữa, tuân thủ những điều đã cam kết, đặc biệt là những cam kết tuân thủ các nguyên tắc không sử dụng vũ lực, không đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC) và  Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà tất cả các bên liên quan đến tranh chấp đều là thành viên.

Quốc tế hóa vấn đề biển Đông

Phát biểu tại phiên bế mạc, tiến sĩ Probal Ghosh, nhà nghiên cứu cấp cao tại Quỹ Nghiên cứu Giám sát (Ấn Độ), cho rằng vấn đề biển Đông đã vượt ra ngoài khuôn khổ của các nước có tuyên bố chủ quyền và đã được quốc tế hóa. Theo ông, cộng đồng quốc tế đang lo ngại trước nguy cơ căng thẳng leo thang ở biển Đông, đe dọa dẫn đến xung đột.

Trong khi đó, đại sứ Rodolfo C. Severino, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), nhấn mạnh rằng hầu hết đại biểu ủng hộ việc các bên liên quan nhanh chóng thương thảo xây dựng COC. Theo ông, nên đưa vào COC những yếu tố như cam kết tự kiềm chế, tránh những hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực...

Riêng ông Mark J.Valencia, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nautilus (Mỹ), nhận định rằng vai trò của luật pháp quốc tế là không thể thiếu được trong việc giải quyết vấn đề biển Đông. Ông Vladimir Mazyrin, cán bộ nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Viễn Tây, Học viện Khoa học Nga, gợi ý các nước liên quan đến tranh chấp nên tăng cường hợp tác về kinh tế sao cho có lợi cho tất cả các bên.

Thách thức từ khác biệt lợi ích

Một số học giả cho rằng quá trình hiện đại hóa quân đội trong khu vực đã dẫn tới gia tăng nhanh chóng năng lực quốc phòng của các nước, tuy có mặt tích cực là giúp các nước trong khu vực tăng cường khả năng hợp tác trong một số lĩnh vực như phòng chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia trên biển, cứu trợ cứu nạn nhưng cũng làm tăng rủi ro va chạm, đụng độ rất khó kiểm soát giữa các lực lượng ở trên biển.

Sự gia tăng vai trò và ảnh hưởng của các nhóm lợi ích trong khuôn khổ của một quốc gia tới chính sách của quốc gia đó ở biển Đông được các học giả quan tâm và phân tích, đánh giá. Các học giả cho rằng trong bối cảnh của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhiều chính quyền trung ương không còn hoàn toàn kiểm soát được mọi hành vi và chính sách đối ngoại của quốc gia đó, khiến tình hình biển Đông càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát. Một số học giả cảnh báo các khác biệt lợi ích giữa các nước thành viên ASEAN sẽ là thách thức lớn nhất đối với ASEAN trong những năm tới. Nếu ASEAN không duy trì được đoàn kết nội khối, vai trò của ASEAN trong các cơ chế hợp tác khu vực sẽ sụt giảm thì lợi ích của các nước thành viên ASEAN sẽ bị phớt lờ.

(Trích thông cáo báo chí của Hội thảo Khoa học quốc tế lần thứ IV)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo