Sáng 19-12 tại TPHCM, Bộ GTVT tổ chức tập huấn, triển khai thực hiện thu phí bảo trì đường bộ cho các cơ quan, đơn vị từ Đà Nẵng trở vào.
Phí bảo trì đường bộ thu từ xe máy sẽ để lại cho địa phương sửa chữa đường sá. Ảnh: TẤN THẠNH
Mỗi địa phương một mức thu
Theo Thông tư 197 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, UBND cấp xã, phường, thị trấn là cơ quan thu phí đối với mô tô trên địa bàn. Tờ khai phí sử dụng đường bộ sẽ được cơ quan chức năng gửi đến chủ phương tiện, nếu tăng hoặc giảm phương tiện thì chủ phương tiện phải kê khai lại.
Đối với phương tiện được mua trước ngày 1-1-2013, chủ phương tiện kê khai trong tháng 1-2013 và nộp phí cả năm 2013. Phương tiện mua sau ngày 1-1-2013, nếu xuất hiện từ ngày 1-1 đến 1-6 hằng năm, chủ phương tiện đóng mức phí bằng 1/2 mức thu của năm; trường hợp phương tiện được mua từ ngày 1-7 đến 31-12 hằng năm, chủ phương tiện nộp phí vào tháng 1 năm sau và không phải nộp phí của năm vừa mua phương tiện. Đối với ô tô, chủ sở hữu đóng phí tại cơ quan đăng kiểm sau khi đăng kiểm phương tiện.
Nhiều nơi so đo
Một số cơ quan đăng kiểm và địa phương kêu rằng phần phí để lại quá ít (1%), không đủ trang trải cho công tác thu phí. Ông Giao cho biết đơn vị nào thiếu tiền chi cho công tác này có thể báo cáo lên trên để xin điều chỉnh.
Nhiều mức phí Đối với ô tô: từ 130.000 đồng - 1.040.000 đồng/tháng tùy theo tải trọng xe. Đối với xe của quốc phòng, an ninh: từ 1.000.000 đồng - 1.500.000 đồng/năm. Đối với mô tô: từ 50.000 đồng - 150.000 đồng/năm tùy vào quy định của địa phương. Các đối tượng chịu phí: ô tô, máy kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, mô tô 2 bánh, mô tô 3 bánh và xe máy. Các đối tượng không phải chịu phí: xe bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai; xe bị tịch thu; xe bị tai nạn phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên. Các trường hợp miễn phí: xe cứu thương, cứu hỏa; xe chuyên dùng phục vụ tang lễ; xe chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng; mô tô của công an; xe máy của các hộ nghèo. |
Bình luận (0)