Ông Bá đánh giá cao nỗ lực của TPHCM trong công tác PCTN 5 năm qua (2007 - 2012), nhất là việc quan tâm, đeo bám để đưa các vụ án tham nhũng ra xét xử, đạt tỉ lệ án xét xử cao. Theo ông Bá, giải pháp chuyển đổi vị trí công tác cán bộ là một giải pháp hiệu quả để PCTN. Tuy nhiên, số liệu của Ban Chỉ đạo TPHCM về PCTN cho biết đã có 15 đơn vị lập danh sách và thực hiện chuyển đổi vị trí công tác cán bộ là còn hạn chế nên thời gian tới cần đẩy mạnh hơn.
“Tội phạm tham nhũng có hành vi phạm tội liều lĩnh, thách thức sự quản lý của cơ quan, tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để đòi và nhận hối lộ; dùng thủ đoạn gian dối làm sai lệch hồ sơ, chứng từ thanh toán để chiếm đoạt tiền của cơ quan; làm trái các quy định của Nhà nước thu chi sai nguyên tắc gây thất thoát, thiệt hại tiền tài sản Nhà nước” - ông Nguyễn Thế Thông, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo TPHCM về PCTN, nhận định và cho biết năm 2013, ban chỉ đạo sẽ kiểm tra, đôn đốc công tác PCTN, lãng phí tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như: quản lý đất đai, quy hoạch - kiến trúc, xây dựng, mua sắm tài sản công, thuế, hải quan, tài chính, ngân hàng, các tổng công ty, doanh nghiệp có vốn Nhà nước; công tác tổ chức, cán bộ.
Người đứng đầu phải chủ động kiểm tra Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân cho rằng công tác PCTN hết sức phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm của cả hệ thống chính trị. Trong đó, người đứng đầu phải chủ động kiểm tra, phát hiện tiêu cực và cũng chính là người chịu trách nhiệm chính nếu đơn vị, thuộc cấp có hành vi tham nhũng. Không chỉ chống tham nhũng, việc tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước cũng góp phần vào chủ trương chống lãng phí nên các đơn vị cần tiếp tục thực hiện chủ trương này. Trong năm 2012, TP đã tiết kiệm được hơn 1.200 tỉ đồng qua công tác xây dựng cơ bản, đầu tư, sửa chữa cầu đường... |
Bình luận (0)