xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trạm... lạm thu phí

THẾ KHA

Doanh nghiệp vận tải tiếp tục kêu trời vì đã phải đóng phí bảo trì đường bộ nhưng vẫn mất tiền khi qua các trạm thu phí

Ông Nguyễn Khánh Toàn, Chánh Văn phòng Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho biết trong cuộc họp mới đây với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hiệp hội đã thay mặt cộng đồng doanh nghiệp (DN) vận tải bày tỏ không đồng tình với tiến trình xóa, đặt các trạm thu phí đường bộ hiện nay.

Đường một đằng, trạm một nẻo

 Ông Toàn cho biết dù đã có 17 trạm thu phí dừng hoạt động từ ngày 1-1 nhưng hiện vẫn xảy ra tình trạng lạm thu phí, DN không sử dụng tuyến đường hoàn vốn nhưng vẫn phải đóng phí đường bộ. Có nhiều trạm thu phí dù đầu tư bằng tiền Nhà nước nhưng vẫn được sử dụng để DN thu phí hoàn vốn cho những dự án thực hiện theo hình thức BOT vừa khởi công hoặc dự án nằm ở vị trí khác.
 
img
Trạm thu phí Tào Xuyên đang thu phí cao gấp 1,5-2 lần so với quy định chung để hoàn vốn cho
dự án đường tránh TP Thanh Hóa. Ảnh: ĐỖ DU

 Điển hình là các trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội) thu phí hoàn vốn cho đường tránh TP Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc cách đó khá xa; trạm Tào Xuyên (thị xã Sầm Sơn - Thanh Hóa) thu phí cao gấp 1,5-2 lần so với quy định chung để hoàn vốn cho dự án đường tránh TP Thanh Hóa; trạm sông Phan (Bình Thuận) thu phí hoàn vốn cho dự án cầu Đồng Nai cách đó hơn 140 km và thu từ thời điểm cầu mới khởi công…

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho biết đã đề nghị Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ dùng tiền ngân sách bồi hoàn cho DN để xóa 6 trạm thu phí đã bán thương quyền trước đây. Ông cũng đề nghị phải dời trạm Tào Xuyên và trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài về đúng tuyến đường hoàn vốn vì không thể đầu tư làm đường một chỗ mà “đè” DN ra thu phí ở nơi khác. 

Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết đã liên tục kiến nghị Bộ GTVT thu hồi trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài và trạm Vĩnh Thanh (huyện Đông Anh), là những trạm nằm trên tuyến đường huyết mạch nối trung tâm thủ đô với sân bay quốc tế Nội Bài. Hơn nữa, trạm Vĩnh Thanh tổ chức thu phí các phương tiện khi di chuyển theo hướng từ đường Bắc Thăng Long - Nội Bài và ngược lại ra Quốc lộ 3 nhưng lượng phương tiện qua đây chủ yếu là mô tô, xe máy của dân địa phương, công nhân làm việc trong KCN Bắc Thăng Long.

Đến nay, Bộ GTVT chỉ hứa rằng theo chủ trương chung sẽ dừng thu phí nhưng nếu dừng thì Nhà nước phải dùng ngân sách để mua lại trạm đó và lấy khoản thu từ phí bảo trì đường bộ để trừ dần. Bộ GTVT cũng đã “nghĩ” tới phương án dời trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài lên TP Vĩnh Yên và cho tăng giá vé cao hơn hiện nay nhưng bao giờ thực hiện thì chưa rõ.

“Dùng từ vơ vét thì không ổn”

Ông Lê Hoàng Minh, Chánh Văn phòng Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương, cho biết chỉ có trạm thu phí đường bộ ở cầu Cần Thơ và Tiên Cựu (Hải Phòng) được Thủ tướng Chính phủ đồng ý dừng thu phí từ ngày 1-2. Gần 10 trạm khác liên quan đến chuyện bán quyền thu phí, tăng vốn điều lệ cho một số đơn vị hoặc được đầu tư theo hình thức BOT đã được Bộ GTVT báo cáo xin chỉ đạo của Chính phủ nhưng Thủ tướng chưa cho ý kiến chính thức nên không thể công bố trạm nào có thể dừng thu trong thời gian tới. Những trạm thu phí đã bán thương quyền trước đây, nếu phải dừng thu từ ngày 1-3, DN sẽ được Nhà nước bồi hoàn một khoản tiền. Ông Minh không nói về số tiền này nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, khoảng 856 tỉ đồng.

Trả lời câu hỏi về một số trạm thu phí đang được đặt ở vị trí bất hợp lý khiến DN vận tải kêu trời, ông Minh cho rằng do chủ trương của Chính phủ chứ Bộ GTVT không tự đặt. Hà Nội hay Bộ GTVT thì cũng là cơ quan quản lý Nhà nước, việc đặt trạm chỗ này hay chỗ kia cũng là nhằm phục vụ cộng đồng giao thông cả nước. “Nếu dùng từ vơ vét thì không ổn. Trạm thu phí là chủ trương chung để phát triển hạ tầng trên cả nước nên làm sao cho hợp lý nhất, ít ảnh hưởng tới DN và người dân nhất thì Bộ GTVT sẽ trình Chính phủ đề nghị thực hiện. Mọi sự công bằng cũng chỉ là tương đối” - ông Minh nhấn mạnh.

Ông Toàn cho rằng người dân và DN vận tải chia sẻ với những khó khăn trong đầu tư hạ tầng giao thông nhưng cần được Nhà nước đối xử công bằng. Nhà nước đã thu phí bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện rồi thì cũng nên xem xét xóa bỏ trạm thu phí để tránh gây bức xúc, khó khăn thêm trong điều kiện hiện nay. 
 

Bất hợp lý

Cuối năm 2010, trạm thu phí số 2 trên Quốc lộ 1 (trạm Phù Đổng) được tổ chức bán đấu giá. Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển hạ tầng thắng thầu với số tiền 361 tỉ đồng, gấp đôi mức khởi điểm. Đơn vị đồng  tổ chức đấu giá là Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã được dùng số tiền này để xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Đến năm 2012, đường cao tốc hoàn thiện, VEC lập tức đề xuất xin thu phí hoàn vốn tuyến đường với mức phí thuộc diện cao nhất cả nước. Trong khi đó vốn xây dựng tuyến đường cao tốc được lấy từ tiền mà người dân và DN đã và đang đóng phí mỗi khi qua trạm Phù Đổng.

Từ ngày 1-1, DN vận tải vừa đóng phí bảo trì đường bộ vừa phải mua vé giá cao khi qua trạm Phù Đổng nên rất bức xúc nhưng chẳng biết phản ứng với ai. Ông Lê Hoàng Minh xác nhận việc bán quyền thu phí trước đây ở trạm Phù Đổng nhằm tăng vốn điều lệ cho VEC và dự kiến trạm thu phí này sẽ dừng thu từ ngày 1-3.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo