Trong ảnh: Tiệc cưới chị Phạm Thanh Loan với người chồng Hàn Quốc tại nhà của chị ở quận Thốt Nốt - TP Cần Thơ (Ảnh Ca Linh chụp lại)
Thiếu lao động trầm trọng
Tình trạng lao động nông thôn mất việc cũng ngày càng phổ biến. Theo Bộ LĐ-TB-XH, trong năm 2012, ĐBSCL có gần 47.000 lao động bị mất việc làm. Lực lượng lao động có tay nghề và chuyên môn kỹ thuật thấp, chỉ có 8,6% lao động đã qua đào tạo nghề có chứng chỉ. Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên vùng ĐBSCL cao gấp 2,5 lần so với tỉ lệ thất nghiệp chung của cả nước.
Một thực trạng nhức nhối ở ĐBSCL là nhiều gia đình muốn thoát nghèo nên cho con em đi XKLĐ song lại càng nghèo hơn vì gánh thêm nợ nần. Rất nhiều trường hợp sang nước bạn không làm được, bị đối tác cho thôi việc và buộc trở về nước sớm nên không thể trả được tiền vay ngân hàng. Các tỉnh, thành ĐBSCL đang rất vất vả để thu hồi vốn vay từ chính sách ưu đãi tín dụng cho XKLĐ. Chẳng hạn, tỉnh Bạc Liêu đang gánh khoản nợ này hơn 7 tỉ đồng.
Từ chỗ nghèo về vật chất, đói về văn hóa và giáo dục, số đông lao động trẻ ở ĐBSCL luôn nung nấu ý nghĩ phải thoát ly nông thôn, ruộng vườn. Bình quân mỗi năm, ĐBSCL có đến hàng trăm ngàn lao động đổ về thành thị tìm việc làm. Hệ quả là các vùng nông thôn thiếu hụt trầm trọng lao động tại chỗ, nhất là vào những vụ thu hoạch lúa hay phun xịt thuốc cho cây trồng, thu hoạch trái cây... Nhiều nông hộ, nhà vườn phải thuê lao động với giá cao nhưng vẫn tìm không ra người.
“Chủ lực” tệ nạn
Hầu như bất cứ một xóm, ấp nào ở nông thôn ĐBSCL cũng đều có phụ nữ lấy chồng nước ngoài hoặc dính dáng tệ nạn xã hội, chung quy cũng bởi vì nghèo. Mỗi khi cơ quan chức năng chặt đứt đường dây môi giới hôn nhân nước ngoài trái phép, triệt phá ổ mại dâm hay khi xảy ra bi kịch có liên quan đến cô dâu Việt - chồng nước ngoài thì phần lớn các cá nhân liên quan đều xuất thân từ ĐBSCL.
Sau vụ việc các cô gái nghèo ở ĐBSCL sang Thái Lan đẻ thuê gây chấn động dư luận cả nước thì mới đây, người ta lại bàng hoàng trước thông tin công an phá một đường dây môi giới bất hợp pháp cho hơn 200 cô gái lấy chồng người Trung Quốc. Cả hơn 200 cô cùng quê thị xã Vĩnh Châu - Sóc Trăng, một vùng đất nông nghiệp, thủy sản được coi là trù phú nhất bán đảo Cà Mau.
Đắng cay, phũ phàng Bao năm qua, những tiếng kêu cứu từ các cô gái lấy chồng nước ngoài cứ dội về như lưỡi dao cứa vào lòng những người làm cha, làm mẹ ở ĐBSCL. Theo Công an tỉnh Bạc Liêu, trong năm 2012, có 15 trường hợp người dân nhờ giải thoát cho con mình đang làm dâu bên Hàn Quốc, Trung Quốc. Con số này tại Sóc Trăng cao gấp đôi; Cần Thơ thì có trên 50 trường hợp. Đắng cay, phũ phàng đến thế nhưng “phong trào” lấy chồng ngoại ở vùng thôn quê ĐBSCL đến thời điểm này vẫn chưa có dấu hiệu dịu lắng. |
(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 25-3
Kỳ tới: Chết dở vì “công nghiệp hóa”
Bình luận (0)