xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đầu độc nguồn nước: Phạt 1 tỉ đồng

Bài và ảnh: MINH KHANH

Dự thảo nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên còn quy định phạt 100 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản

Bộ Tài nguyên - Môi trường đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên (gồm tài nguyên nước và khoáng sản). Dự thảo sẽ thay thế 2 Nghị định 34/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và Nghị định 150/2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.

Chặn nạn xả “chui”

Theo dự thảo nghị định, hành vi xả nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước nhưng không có giấy phép theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu - 1 tỉ đồng (mức tính theo lưu lượng xả thải 3.000 m3/ ngày đêm).  Mức phạt cao nhất cho hành vi này theo Nghị định 34 trước đây chỉ 30 triệu đồng.
 
Ông Nguyễn Văn Đam, Giám đốc Công ty Quản lý và Khai thác dịch vụ thủy lợi TPHCM, cho biết hiện nay có 72 doanh nghiệp xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thủy lợi Hóc Môn - Bắc Bình Chánh, trong đó chỉ 20 cơ sở có giấy phép xả thải. Ngày càng nhiều người dân phản ánh về tình trạng nguồn nước thủy lợi bị ô nhiễm với các dấu hiệu có thể nhận thấy ngay bằng mắt thường: nước có màu đen, nâu, nổi bọt, bốc mùi hôi thối…
 
img
Hệ thống thủy lợi Hóc Môn - Bắc Bình Chánh đang bị “đầu độc” vì nhiều doanh nghiệp xả thải chui
 
Tại các họng xả của nhiều cơ sở sản xuất, Công ty Quản lý và Khai thác dịch vụ thủy lợi TP phát hiện dòng nước thải chưa qua xử lý hoặc chưa xử lý đạt chuẩn và cũng đã nhiều lần báo cáo Sở NN-PTNT để có biện pháp chấn chỉnh nhưng chuyển biến chưa nhiều.

“Tôi mong mức phạt cao có thể góp phần ngăn chặn tình trạng xả thải chui hiện nay. Dẫu vậy, nghe 1 tỉ đồng thì cao nhưng liệu có phạt được đến mức đó hay không? Còn quy định mức phạt trung bình 200 - 300 triệu đồng (dành cho lưu lượng xả thải trên dưới 100 m3/ngày đêm) vẫn thấp hơn chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải trong ngày. Tôi quan tâm nhiều đến việc khắc phục hậu quả để trả lại chất lượng ổn định cho nguồn nước, đồng thời so với chi phí nộp phạt, các chi phí để xử lý hậu quả nặng hơn rất nhiều. Còn sự trừng phạt có tính răn đe nhất thì chưa thấy quy định rõ” - ông Đam băn khoăn.

Không bảo đảm dòng chảy: Phạt 200 triệu đồng

Ngoài việc tăng các mức phạt, dự thảo cũng quy định xử lý đối với khá nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên đang “nóng” hiện nay mà các nghị định cũ chưa đề cập. Dự thảo dành hẳn 2 điều cho các vi phạm quy định về hồ chứa. Theo đó, phạt tiền từ 150 - 200 triệu đồng đối với hành vi không bảo đảm duy trì dòng chảy  tối thiểu, không thực hiện đúng quy trình vận hành được phê duyệt.
 
Phạt tiền từ 200-250 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện vận hành hồ chứa bảo đảm dòng chảy tối thiểu ở hạ du theo quy định vận hành liên hồ. Việc không tuân thủ theo quy trình vận hành liên hồ chứa đã được phê duyệt có thể bị phạt đến 600 triệu đồng. Đây là một điểm mới so với Nghị định 34. Hiện nay, nhiều địa phương miền Trung và Đông Nam Bộ thiếu nước trầm trọng cho sinh hoạt, sản xuất và bị xâm nhập mặn do các hồ chứa ở thượng nguồn giữ nước phát điện.
 
Xung đột giữa người dân và các đơn vị vận hành hồ chứa ngày càng gia tăng, dù có sự can thiệp của chính quyền địa phương nhưng một số đơn vị vận hành hồ chứa vẫn chưa trả nước về hạ lưu.

Một điểm đáng lưu ý khác là quy định phạt tiền từ 800 - 900 triệu đồng đối với hành vi không xây dựng phương án đối phó với tình huống vỡ đập, các tình huống đe dọa nghiêm trọng đến an toàn công trình, tính mạng và tài sản của nhân dân. Sau sự cố thấm nứt của công trình thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam), các bộ, ngành, địa phương đồng loạt rà soát và phát hiện phần lớn các hồ chứa hiện nay đều “quên” phương án ứng phó cho hạ du khi xảy ra sự cố. 

Theo TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi với biến đổi khí hậu, một hồ chứa dù lớn hay nhỏ xảy ra sự cố đều gây hậu quả nặng nề cho khu vực hạ du. Vì thế, bên cạnh việc xử phạt nên quy định thêm về thời hạn bắt buộc chủ đầu tư phải xây dựng phương án ứng phó sự cố và tăng cường hậu kiểm để đốc thúc chủ đầu tư phải xây dựng phương án ứng phó sự cố. “Tốt nhất, xây dựng phương án ứng phó sự cố nên quy định là một hạng mục trong hồ sơ đầu tư dự án hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường” - TS Tứ đề xuất.

Các hành vi không lập đề án hoặc thực hiện không đầy đủ các giải pháp phục hồi đất đai, môi trường theo đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ bị phạt từ 10 - 100 triệu đồng. Đây cũng là một quy định mới so với Nghị định 150.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo