Bộ Tài nguyên - Môi trường đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên (gồm tài nguyên nước và khoáng sản). Dự thảo sẽ thay thế 2 Nghị định 34/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và Nghị định 150/2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.
Chặn nạn xả “chui”
“Tôi mong mức phạt cao có thể góp phần ngăn chặn tình trạng xả thải chui hiện nay. Dẫu vậy, nghe 1 tỉ đồng thì cao nhưng liệu có phạt được đến mức đó hay không? Còn quy định mức phạt trung bình 200 - 300 triệu đồng (dành cho lưu lượng xả thải trên dưới 100 m3/ngày đêm) vẫn thấp hơn chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải trong ngày. Tôi quan tâm nhiều đến việc khắc phục hậu quả để trả lại chất lượng ổn định cho nguồn nước, đồng thời so với chi phí nộp phạt, các chi phí để xử lý hậu quả nặng hơn rất nhiều. Còn sự trừng phạt có tính răn đe nhất thì chưa thấy quy định rõ” - ông Đam băn khoăn.
Không bảo đảm dòng chảy: Phạt 200 triệu đồng
Một điểm đáng lưu ý khác là quy định phạt tiền từ 800 - 900 triệu đồng đối với hành vi không xây dựng phương án đối phó với tình huống vỡ đập, các tình huống đe dọa nghiêm trọng đến an toàn công trình, tính mạng và tài sản của nhân dân. Sau sự cố thấm nứt của công trình thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam), các bộ, ngành, địa phương đồng loạt rà soát và phát hiện phần lớn các hồ chứa hiện nay đều “quên” phương án ứng phó cho hạ du khi xảy ra sự cố.
Theo TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi với biến đổi khí hậu, một hồ chứa dù lớn hay nhỏ xảy ra sự cố đều gây hậu quả nặng nề cho khu vực hạ du. Vì thế, bên cạnh việc xử phạt nên quy định thêm về thời hạn bắt buộc chủ đầu tư phải xây dựng phương án ứng phó sự cố và tăng cường hậu kiểm để đốc thúc chủ đầu tư phải xây dựng phương án ứng phó sự cố. “Tốt nhất, xây dựng phương án ứng phó sự cố nên quy định là một hạng mục trong hồ sơ đầu tư dự án hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường” - TS Tứ đề xuất.
Các hành vi không lập đề án hoặc thực hiện không đầy đủ các giải pháp phục hồi đất đai, môi trường theo đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ bị phạt từ 10 - 100 triệu đồng. Đây cũng là một quy định mới so với Nghị định 150. |
Bình luận (0)