Indonesia lần đầu tiên tiết lộ họ đã phản đối Trung Quốc ngay từ đầu về việc nước này phát hành hộ chiếu mới in “bản đồ lưỡi bò” bị cộng đồng quốc tế chỉ trích mạnh mẽ hồi năm ngoái.
Ông Natalegawa nói thêm rằng an ninh và ổn định của châu Á có thể bị sự trỗi dậy của Trung Quốc đe dọa. Ông cho biết: “Sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ quyết định tình trạng của khu vực. Sự trỗi dậy này có thể là một phần của giải pháp hoặc một phần của vấn đề”.
Báo Financial Times dẫn lời nhà phân tích an ninh hàng hải Ristian Atriandi Supriyanto thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam ở Singapore nhận định Indonesia không muốn gây căng thẳng công khai với Trung Quốc do lo ngại nguy cơ bị trả đũa về kinh tế và ngoại giao. Tuy nhiên, Jakarta ngày càng lo ngại về những nguy cơ đến từ Bắc Kinh trong bối cảnh lực lượng hải quân Trung Quốc có tốc độ phát triển nhanh hơn hải quân Indonesia.
Ngoài ra, báo The Philippine Star hôm 30-3 dẫn lời các chuyên gia CNAS cho rằng giới lãnh đạo Trung Quốc có thể quyết định tiến hành đàm phán lặng lẽ với Philippines nhằm thuyết phục nước láng giềng này rút đơn kiện về tranh chấp biển Đông lên Tòa án Quốc tế. Đây được xem là lựa chọn có ít rủi ro nhất về bước đi tiếp theo mà Trung Quốc có thể thực hiện kể từ khi từ chối tham gia vụ kiện.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích Peter Dutton của CNAS, Trung Quốc có thể phải chịu “đánh đổi” cho Philippines “vài thứ có ý nghĩa” nếu muốn thuyết phục được nước này rút đơn kiện. Chẳng hạn như Trung Quốc có thể phải mở lại con đường ra vào bãi cạn Scarborough cho Philippines, bảo đảm rằng các dự án dầu mỏ - khí đốt của Philippines ở biển Đông có thể được tiến hành mà không bị quấy rối, đồng thời đưa ra cam kết rằng những cuộc đàm phán về tranh chấp biển Đông sẽ tiếp tục diễn ra trên tinh thần thiện chí.
Bình luận (0)