xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lao động ở Malaysia thiệt đủ đường

MAI NGUYỄN

Không được tăng lương theo quy định mới, lao động Việt Nam ở Malaysia còn bị trừ thuế levy, trừ tiền ở ký túc xá...

Tình hình quan hệ lao động trong các doanh nghiệp (DN) ở Malaysia đang diễn tiến khá phức tạp. Đã xảy ra một số vụ đình công, ngưng việc đòi tăng lương của lao động Việt Nam và lao động các nước... Giám đốc một DN xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại TPHCM cho biết như vậy trước việc chính phủ Malaysia điều chỉnh một số chính sách gây bất lợi cho lao động nước ngoài.
 

img

Lao động Việt Nam trong một nhà máy ở Malaysia
Ảnh: QUỐC ANH

Tranh chấp gia tăng

Theo quy định mới của chính phủ Malaysia, kể từ ngày 1-1-2013, tiền lương cơ bản của người lao động (NLĐ) tăng từ 21-23 ringgit (RM)/ngày (546 - 598 RM/tháng) lên 30-35 RM/ngày (800 - 900 RM/tháng; 1  RM khoảng 7.000 đồng). Đến nay, nhiều chủ sử dụng lao động ở Malaysia đã điều chỉnh lương mới. Điển hình như  Công ty Hume Industries (M) Berhad (đối tác tuyển dụng của Công ty Vihatico); Công ty Guocera Tile Industries Sdn Bhd (đối tác của Tổng Công ty Thép Việt Nam - VSC),  Kyocera Telecom Equipment Sdn Bhd và JVC Kenwood Electronics Technologies (M) Sdn Bhd (đối tác của Simco Sông Đà) trả lương 900 RM/tháng đối với công nhân nhà máy... 

Tuy nhiên, những DN trên sử dụng không đông lao động nước ngoài và tự cân đối được tài chính để điều chỉnh tăng lương. Trong khi đó, việc tăng lương trở thành áp lực nặng nề đối với các DN  lớn, sử dụng nhiều lao động. Vì vậy, một số DN đã kiến nghị tạm hoãn tăng lương theo quy định và chính phủ Malaysia  đã chấp thuận yêu cầu này.

Việc thay đổi chính sách có lợi cho DN này đã gây bất lợi cho lao động nước ngoài ở Malaysia, kéo theo tranh chấp lao động gia tăng trong thời gian qua. Cục Quản lý lao động ngoài nước xác nhận đã có một số vụ đình công quy mô lớn của lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam, để đòi tăng lương theo quy định. Gần đây nhất, từ ngày 8-3, hơn 2.600 lao động nước ngoài, trong đó có các lao động Việt Nam, làm việc tại Nhà máy Recron (KCN Nilai, bang Negeri Sembilan), đã đồng loạt nghỉ việc để yêu cầu thực hiện tiền lương mới 900 RM/tháng.
 
Theo Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia, do việc  đề nghị tạm hoãn tăng lương của Nhà máy Recron được Hội đồng Tư vấn tiền lương quốc gia (NWCC) chấp thuận nên ban chỉ còn cách thuyết phục lao động Việt Nam chia sẻ khó khăn với nhà máy, chấp nhận hưởng lương cũ 546 RM/tháng. Hiện tại, lao động Việt Nam và các nước đã chấp nhận trở lại làm việc.

Thiệt vì thuế levy

Ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Hiệp hội XKLĐ Việt Nam, cho rằng việc tăng lương tối thiểu sẽ giúp NLĐ tăng thu nhập. Trong thời gian qua, hiệp hội cũng đã vận động các DN XKLĐ tranh thủ tìm kiếm hợp đồng đối với những chủ sử dụng lao động đã áp dụng mức lương mới.

Khó khăn hiện nay là bên cạnh việc dãn thời gian điều chỉnh lương cho một số chủ sử dụng lao động, chính phủ Malaysia cũng đã “gỡ khó” cho DN nước sở tại bằng cách chuyển khoản thuế levy (thuế thu nhập của lao động nước ngoài) về phía NLĐ (từ năm 2009, chủ sử dụng phải đóng khoản thuế này). Mức thuế levy theo quy định hiện hành là 100 RM/tháng, 1.200 RM/năm.  Đây là một thiệt hại lớn đối với lao động nước ngoài, bởi thu nhập thực tế của NLĐ  không còn là bao sau khi trừ khoản thuế này. Đó là chưa nói, ở những DN chưa điều chỉnh tăng lương, NLĐ vẫn bị đóng thuế levy, dẫn đến thu nhập không những không tăng mà còn giảm.

Ngoài ra, trước đây, giới chủ phải lo chỗ ở miễn phí cho lao động nước ngoài thì nay, họ được phép thu tiền ở để bù đắp chi phí. Một cán bộ của Phòng Thông tin tuyên truyền, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho rằng những thay đổi từ chính sách trên tác động nhiều đến tâm lý của lao động nước ngoài vào Malaysia.
 

Hạn chế thiệt hại cho người lao động

Một thay đổi khác không có lợi cho lao động nước ngoài vào Malaysia là chính phủ Malaysia còn cho phép chủ sử dụng kéo dài thời gian thử việc của người lao động từ 3 lên 6 tháng. Theo Hiệp hội XKLĐ Việt Nam, các DN XKLĐ khi ký kết hợp đồng cần lưu ý quy định này, hạn chế tối đa việc chủ sử dụng lao động lợi dụng kéo dài thời gian thử việc để chỉ chi trả trợ cấp thử việc bằng mức 75% lương, gây thiệt hại cho NLĐ.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo