Ảnh: QUỐC ANH
Tranh chấp gia tăng
Theo quy định mới của chính phủ Malaysia, kể từ ngày 1-1-2013, tiền lương cơ bản của người lao động (NLĐ) tăng từ 21-23 ringgit (RM)/ngày (546 - 598 RM/tháng) lên 30-35 RM/ngày (800 - 900 RM/tháng; 1 RM khoảng 7.000 đồng). Đến nay, nhiều chủ sử dụng lao động ở Malaysia đã điều chỉnh lương mới. Điển hình như Công ty Hume Industries (M) Berhad (đối tác tuyển dụng của Công ty Vihatico); Công ty Guocera Tile Industries Sdn Bhd (đối tác của Tổng Công ty Thép Việt Nam - VSC), Kyocera Telecom Equipment Sdn Bhd và JVC Kenwood Electronics Technologies (M) Sdn Bhd (đối tác của Simco Sông Đà) trả lương 900 RM/tháng đối với công nhân nhà máy...
Tuy nhiên, những DN trên sử dụng không đông lao động nước ngoài và tự cân đối được tài chính để điều chỉnh tăng lương. Trong khi đó, việc tăng lương trở thành áp lực nặng nề đối với các DN lớn, sử dụng nhiều lao động. Vì vậy, một số DN đã kiến nghị tạm hoãn tăng lương theo quy định và chính phủ Malaysia đã chấp thuận yêu cầu này.
Thiệt vì thuế levy
Ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Hiệp hội XKLĐ Việt Nam, cho rằng việc tăng lương tối thiểu sẽ giúp NLĐ tăng thu nhập. Trong thời gian qua, hiệp hội cũng đã vận động các DN XKLĐ tranh thủ tìm kiếm hợp đồng đối với những chủ sử dụng lao động đã áp dụng mức lương mới.
Khó khăn hiện nay là bên cạnh việc dãn thời gian điều chỉnh lương cho một số chủ sử dụng lao động, chính phủ Malaysia cũng đã “gỡ khó” cho DN nước sở tại bằng cách chuyển khoản thuế levy (thuế thu nhập của lao động nước ngoài) về phía NLĐ (từ năm 2009, chủ sử dụng phải đóng khoản thuế này). Mức thuế levy theo quy định hiện hành là 100 RM/tháng, 1.200 RM/năm. Đây là một thiệt hại lớn đối với lao động nước ngoài, bởi thu nhập thực tế của NLĐ không còn là bao sau khi trừ khoản thuế này. Đó là chưa nói, ở những DN chưa điều chỉnh tăng lương, NLĐ vẫn bị đóng thuế levy, dẫn đến thu nhập không những không tăng mà còn giảm.
Hạn chế thiệt hại cho người lao động Một thay đổi khác không có lợi cho lao động nước ngoài vào Malaysia là chính phủ Malaysia còn cho phép chủ sử dụng kéo dài thời gian thử việc của người lao động từ 3 lên 6 tháng. Theo Hiệp hội XKLĐ Việt Nam, các DN XKLĐ khi ký kết hợp đồng cần lưu ý quy định này, hạn chế tối đa việc chủ sử dụng lao động lợi dụng kéo dài thời gian thử việc để chỉ chi trả trợ cấp thử việc bằng mức 75% lương, gây thiệt hại cho NLĐ. |
Bình luận (0)