xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khắng khít tình quân dân

Bài và ảnh: PHAN ANH

Hàng chục hộ dân cùng những công dân sinh ra, lớn lên ở Trường Sa là minh chứng sinh động cho sức sống mãnh liệt, sự gắn bó và tiếp nối của các thế hệ quân dân trong việc gìn giữ, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc

Từ nhà khách ở Trường Sa, một con đường bê tông rộng, sạch sẽ chạy thẳng đến làng lập nghiệp nằm ngay sát cầu tàu, cạnh bãi cát thoai thoải của đảo Song Tử Tây. Dưới những tán bàng vuông và phong ba, những ngôi nhà của làng đều tăm tắp, kéo dài ra mép biển. Nơi đây có 7 hộ dân an cư và lạc nghiệp. Rời đất liền, họ mang theo sự sống đến với cực Đông xa xôi của Tổ quốc.

img
Các chiến sĩ hải quân hát cùng cư dân Trường Sa trong một đêm văn nghệ trên đảo Song Tử Tây

Ấm cúng, sung túc

Ở làng lập nghiệp, nhà nào cũng khang trang, sạch đẹp với đầy đủ tiện nghi. Mỗi căn rộng khoảng 100 m2, có 3 phòng (phòng khách, phòng ngủ, bếp) và công trình phụ, được thiết kế liên hoàn. Trước mỗi nhà đều có mảnh vườn nhỏ để trồng rau, cây ăn trái và nuôi gà, vịt. Chị Nguyễn Thị Chí, Chủ tịch Hội LHPN xã đảo Song Tử Tây, hộ số 1, cho biết: “Ngày đầu ra đảo, tôi cũng choáng ngợp trước sự tươm tất của làng lập nghiệp, ngỡ là mình đang mơ”.
Năm năm trước, khi tỉnh Khánh Hòa thực hiện chương trình xây dựng hệ thống chính trị và tổ chức đời sống dân cư tại các xã, thị trấn thuộc huyện đảo Trường Sa, chị Chí cùng chồng mạnh dạn đăng ký xin ra đảo dù gia đình hai bên ngăn cản, thậm chí có người còn bảo vợ chồng chị bị “hâm” vì đi ra cái nơi xa lắc xa lơ, quanh năm không thấy đất liền. “Nếu ai cũng nghĩ vậy thì mấy ai đi Trường Sa. Lúc đó, vợ chồng tôi quyết tâm phải đi để biết thêm về Tổ quốc nơi đầu sóng” - chị Chí nói.

Cũng như vợ chồng chị Chí, 6 hộ dân còn lại cũng vấp phải sự phản đối của người thân khi đăng ký ra đảo. Chị Trần Thị Nga, hộ số 6, nay vẫn còn nhớ cảnh người cha già lặng lẽ lau nước mắt khi tiễn chị ra Trường Sa. “Ba tôi lo tôi là con gái, ra nơi xa xôi lỡ có chuyện gì thì...” - chị Nga kể.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, đảo trưởng đảo Song Tử Tây, các hộ dân trên đảo được hỗ trợ thuyền thúng, ngư cụ để đánh bắt hải sản; hỗ trợ cây, con giống để tăng gia sản xuất; thụ hưởng miễn phí các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe, học tập. Đời sống tinh thần cũng phong phú hơn...

Chỗ dựa tinh thần vững chắc

Trung bình mỗi năm có khoảng 20 cơn bão quét qua Trường Sa nên những hộ dân ở đây được ví von là “tổ ấm nơi đầu sóng”. Dù luôn phải chống chọi với thời tiết khắc nghiệt nhưng những “tổ ấm” ấy luôn đầy ắp niềm vui. Cuộc sống nơi này bình yên, hiền hòa như những làng biển truyền thống ở đất liền. Quân và dân luôn sát cánh bên nhau trong từng hoạt động.

Chị Trương Thị Liền, hộ dân số 4, vui vẻ: “Nhờ sự hỗ trợ của lãnh đạo, cán bộ xã đảo Song Tử Tây, cuộc sống của các gia đình nay đã ổn định. Các chiến sĩ hướng dẫn chúng tôi cách trồng rau, nuôi gà. Mỗi gia đình đều có một đơn vị kết nghĩa. Chính tình cảm khắng khít của quân dân trên đảo là chỗ dựa tinh thần vững chắc để chúng tôi yên tâm sinh sống, làm ăn”.
Chị Nguyễn Thị Mạnh Kiều, hộ dân số 2, khoe: “Cuộc sống ở đây tuy xa đất liền nhưng đầy đủ và tiện nghi. Khi mặt trời vừa ló dạng ở đằng Đông thì phụ nữ chúng tôi đến bếp ăn của doanh trại bắt đầu ngày làm việc. Chuẩn bị xong cơm ngon, canh ngọt cho cán bộ, chiến sĩ trên đảo, chúng tôi trở về nhà lo bữa cơm gia đình; còn cánh đàn ông thì chèo thuyền thúng ra biển đánh cá. Tôi rất hạnh phúc với cuộc sống ở nơi này”.
Chồng chị Kiều, anh Nguyễn Hồng Thưởng, bộc bạch: “Ở Trường Sa thì nhớ đất liền, về đất liền rồi lại nhớ da diết Trường Sa. Nhớ đến mức đêm nằm không được nghe tiếng sóng lao xao, không thấy được hình bóng những người lính gác đêm cũng trở nên khó ngủ”.

Vững chãi như cây phong ba

Nhấc bổng và ôm hôn thắm thiết công dân đầu tiên sinh ra ở Trường Sa là cháu Hồ Song Tất Minh, thượng tá Ngô Duy Đỗ, Phó Tham mưu trưởng Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân, cho biết: “Năm 2009, tôi nín thở chờ đợi khi mẹ bé “vượt cạn” ngay trên Song Tử Tây, để rồi vỡ òa hạnh phúc khi bé cất tiếng khóc chào đời. Bé là người đầu tiên mang giấy khai sinh ghi “Nơi sinh: xã Song Tử Tây, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa” như một sự khẳng định chủ quyền biển đảo”.
Thượng tá Nguyễn Trọng Bình, Chính trị viên đảo Song Tử Tây, tiếp lời: “Mai này, Song Tử Tây nói riêng và quần đảo Trường Sa nói chung sẽ có thêm nhiều Tất Minh nữa. Những mầm non như thế sẽ lớn lên và giữ đảo này, vững chãi như cây phong ba luôn sừng sững trước gió mưa”.

Giờ đây, Song Tử Tây có thêm 2 thành viên nhỏ tuổi hơn Tất Minh, đó là Huỳnh Vy An, sinh năm 2012 và Nguyễn Huỳnh Thanh Vy, sinh năm 2011.

Quyết gắn với đảo

Năm 2009, chị Trương Thị Liền, mẹ bé Hồ Song Tất Minh, ra đảo; gần 1 năm thì tới ngày sinh. Lãnh đạo xã lo lắng, gợi ý chị vào đất liền sinh con nhưng chị kiên quyết: “Vợ chồng tụi em đã quyết gắn bó với đảo nên các anh hãy để em sinh con tại đây”.
Về cái tên Hồ Song Tất Minh, chị Liền giải thích: “Hồ là họ cha, Song là Song Tử Tây, Tất là tất cả đồng ý và Minh là tên của Chuẩn đô đốc Phạm Ngọc Minh, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân - người ra thăm đảo, được gia đình chị quý mến.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo