xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trường nghề vẫn chưa hấp dẫn

Bài và ảnh: ĐẶNG TRINH

Chương trình đào tạo nghề chưa hấp dẫn, thiếu gắn kết với thị trường lao động khiến người học bơ vơ khi ra trường

Đó chỉ là một trong những nguyên nhân khiến trường nghề gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh đã được các chuyên gia giáo dục và dạy nghề chỉ ra tại hội thảo “Học nghề - phát triển bền vững” vừa được tổ chức tại Long An.

Chương trình học không hấp dẫn

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, trong mùa tuyển sinh 2013, số lượng hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh vào  ĐH, CĐ giảm rõ rệt, cho thấy quan niệm của thanh niên hiện nay về lập nghiệp đã bắt đầu thay đổi. Đây là tín hiệu tốt báo trước số lượng thanh niên chọn các trường nghề sẽ tăng lên, đồng thời cũng đặt cho các trường nghề trách nhiệm phải nâng cao chất lượng đào tạo để thu hút người học.
 
Theo thống kê của Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB-XH), tổng số người học nghề năm 2012 là 1.493.379 người, giảm 15,8% so với năm 2011, trong đó số người vào học CĐ và trung cấp nghề là hơn 213.000 người.
 
img
Trong giờ thực tập của học viên Trường CĐ nghề Long An

Các ý kiến tại hội thảo cho thấy, mặc dù các địa phương đã đẩy mạnh việc phân luồng học sinh (HS) học nghề sau THCS nhưng kết quả vẫn không khả quan. Nguyên nhân chính khiến HS quay lưng với trường nghề không phải ở chính sách phân luồng mà chương trình đào tạo nghề hiện nay tại các trường chưa hấp dẫn để thu hút người học, chương trình khung còn quá nặng lý thuyết.

Theo ông Trần Hoàng Nhân, Giám đốc Sở GD-ĐT Long An, quy mô và điều kiện của các trường nghề hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu phân luồng HS. Chương trình đào tạo trong các trường nghề và khả năng liên thông với các bậc học khác còn nhiều khó khăn. Rất ít trường nghề tạo được thương hiệu để thu hút người học. Có thực tế là các trường còn dạy lý thuyết nhiều, thời gian học kéo dài lại không bắt nhịp với yêu cầu khi ra làm việc. Đó là lý do nhiều thanh niên học nghề theo kiểu tự phát.
 
“Họ học nghề nhưng không được dạy trong trường chính quy mà học theo lối truyền khẩu, cầm tay chỉ việc ở các cơ sở lao động. Khi học ở đây, không những người học được chỉ dẫn cụ thể, học đi đôi với hành mà chi phí học nghề thấp, có khả năng đáp ứng công việc nhanh. Đây cũng là một hình thức phân luồng HS nhưng là tự phát chứ không phải do sự thu hút của hệ thống đào tạo từ các trường nghề” - ông Nhân cho biết.

Trong khi đó, theo TS Horst Sommer, Giám đốc Chương trình hợp tác Việt - Đức về đào tạo nghề Việt Nam, một trong những nguyên nhân tạo nên tính hấp dẫn trong đào tạo nghề theo mô hình nước Đức là sự tương hợp cao giữa yêu cầu thị trường lao động và bức tranh dạy nghề; sự kết hợp tương đối chặt chẽ giữa lý thuyết, đào tạo trong trường và đào tạo thực hành tại xí nghiệp. Đặc biệt tại Đức không có chương trình khung quốc gia về đào tạo nghề. “Ở Đức, tiêu chuẩn nghề nghiệp không ban hành bởi một bộ, ban, ngành nào mà do các khối đại diện doanh nghiệp, nghề nghiệp quy định” - TS Horst Sommer thông tin.

Tăng cường giáo dục văn hóa nghề

TS Horst Sommer cho rằng chúng ta đã mất quá nhiều thời gian để nghĩ rằng chỉ cần tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao các trang thiết bị dạy nghề thì sẽ cải thiện được bức tranh của các trường nghề mà quên rằng còn cần nhiều yếu tố khác như phải thay chất đội ngũ giáo viên, tăng cường thời gian thực hành cho người học tại các doanh nghiệp, thực hành ở các vị trí sẽ làm việc trong tương lai. “Do vậy, tiêu chí quan trọng nhất khi phía Đức hợp tác với các trường nghề tại Việt Nam là trường đó phải có hợp tác với doanh nghiệp nào đó và cán bộ - giáo viên sử dụng những phương tiện giảng dạy gì” - TS Horst Sommer cho hay.

GS Nguyễn Minh Thuyết phân tích các trường nghề trên thế giới rất coi trọng giảng dạy văn hóa nghề nghiệp, như ở Thái Lan học viên học nghề có 20 giờ học về đạo đức, chuẩn mực nghề nghiệp. Trong khi tại Việt Nam, nhận thức về văn hóa nghề của người lao động chưa cao.
 
Theo điều tra của Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam, có tới 32% lao động chưa từng nghe nói đến văn hóa nghề, 46% chưa hiểu rõ về văn hóa nghề. Từ đó dẫn đến các hiện tượng như vi phạm kỷ luật lao động, ứng xử với đồng nghiệp, năng lực cộng tác, giải quyết xung đột chưa cao. “Chính vì vậy, các trường nghề cần sớm hình thành môn văn hóa nghề, xây dựng chương trình cần hài hòa giữa lý thuyết và thực hành và được cấu tạo theo modules để bảo đảm  liên thông giữa các hình thức và trình độ đào tạo”- GS Thuyết cho biết.
 

Xây dựng trung tâm dạy nghề chất lượng cao

Theo Tổng cục Dạy nghề, dự án hợp tác Việt - Đức về đào tạo nghề tại Việt Nam sẽ thí điểm xây dựng các trung tâm dạy nghề chất lượng cao, bao gồm giảng dạy một số ngành nghề đạt chuẩn quốc tế. Mô hình đào tạo này đang được thí điểm tại Trường CĐ nghề Lilama. Phía Đức hỗ trợ về kỹ thuật, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, xây dựng module giảng dạy theo chuẩn quốc tế. Ngoài ra còn hỗ trợ nhà trường xây dựng mạng lưới liên kết quốc tế, hỗ trợ tài chính...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo